-->

NSDLSĐ chấm dứt hợp đồng trái pháp luật, xử phạt như thế nào?

Phạt tiền người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn theo quy định tại Điều 96 của Bộ luật Lao động; trả lương thấp hơn mức quy định tại thang lương, bảng lương đã gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện...

Hỏi: Trước đây tôi có làm cho một công ty (A) từ đầu năm 2013 sau đó xin nghỉ việc tháng 04/2015 để chuyển sang một công ty khác. Công ty A này giữ bằng gốc của tôi, đóng bảo hiểm chậm 01 năm so với thời gian làm việc thực tế. Khi tôi xin nghỉ ở công ty (A) Giám đốc chuyển cho Phó Giám Đốc giải quyết và thỏa thuận với tôi. Tôi đồng ý và hoàn thành các công việc được yêu cầu trước khi chính thức nghỉ việc tại đây. Có ký biên bản bàn giao công việc.Tôi xin nghỉ từ 1-4-2015 tới cuối tháng 4 bắt đầu nghỉ và ký bàn giao công việc đầu tháng 5/2015. Tuy nhiên công ty vẫn giữ lương tháng 03 và tháng 04 năm 2015 không thanh toán. Các thủ tục về bảo hiểm y tế không giải quyết. Bằng ĐH không trả lại cho tôi.Đề nghị Luật sư tư vấn, tôi nên làm gì để buộc công ty phải thực hiện các trách nhiệm với mình? Công ty đó có phải bồi thường cho tôi không? (Vũ Văn Lục - Nam Định)

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Minh Anh - Tổ tư vấn pháp luật lao động của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Anh (chị) muốn chấm dứt hợp đồng thì phải tuân thủ theo quy định tại điều 37 Bộ luật Lao động năm 2012 cụ thể như sau: “Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động: 1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp sau đây: a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động; b) Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động; c) Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động; d) Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động; đ) Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước; e) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền; g) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và một phần tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục. 2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước: a) Ít nhất 3 ngày làm việc đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và g khoản 1 Điều này; b) Ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn; ít nhất 03 ngày làm việc nếu là hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này; c) Đối với trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều này thời hạn báo trước cho người sử dụng lao động được thực hiện theo thời hạn quy định tại Điều 156 của Bộ luật này. 3. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này".

Nếu chấm dứt theo trình tự quy định tại điều này thì anh (chị) mới có thể đảm bảo về mặt quyền lợi của mình.

Việc công ty giữ bằng gốc của anh (chị): Điều 183 Bộ luật Lao động năm 2013 quy định như sau: “Những hành vi bị nghiêm cấm đối với người sử dụng lao động: 1. Ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động, dùng vũ lực đối với lao động là người giúp việc gia đình. 2. Giao việc cho người giúp việc gia đình không theo hợp đồng lao động. 3. Giữ giấy tờ tùy thân của người lao động". Với hành vi này công ty có thể bị xử phạt theo khoản 2, điều 5 Nghị định 95/2013/NĐ-CP cụ thể là: "2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây: a) Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động; [...]".

Đóng bảo hiểm chậm một năm so với thời gian làm việc thực tế: Điều 16 Luật bảo hiểm xã hội quy định về trách nhiệm của người lao động như sau: "1. Người lao động có các trách nhiệm sau đây: a) Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này; [...]". Việc chậm nộp bảo hiểm xã hội thì công ty bị xử lý như sau theo điều 26 Nghị định 95/2013/NĐ-CP: "2. Phạt tiền với mức từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây: a) Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp; [...]. 4. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này; b) Buộc đóng số tiền lãi của số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ Quỹ bảo hiểm xã hội trong năm đối với vi phạm quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này".

Công ty giữ lương 2 tháng không thanh toán: Việc công ty giữ lương không thanh toán cho người lao động là vi phạm nghĩa vụ về trả lương và nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật, cụ thể theo điều 47, điều 96 Bộ luật Lao động năm 2012: "Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động: 1. Ít nhất 15 ngày trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động. 2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày. 3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động. 4. Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản thì tiền lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết được ưu tiên thanh toán". Nguyên tắc trả lương: “Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn. Trường hợp đặc biệt không thể trả lương đúng thời hạn thì không được chậm quá 01 tháng và người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương".

Với hành vi này thì công ty sẽ bị xử phạt như sau theo điều 13, Nghị định 95/2013, cụ thể: "3. Phạt tiền người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn theo quy định tại Điều 96 của Bộ luật Lao động; trả lương thấp hơn mức quy định tại thang lương, bảng lương đã gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện; trả lương làm thêm giờ, làm việc ban đêm cho người lao động thấp hơn mức quy định tại Điều 97 của Bộ luật Lao động; khấu trừ tiền lương của người lao động trái quy định tại Điều 101 của Bộ luật Lao động; trả không đủ tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định tại Điều 98 của Bộ luật Lao động theo một trong các mức sau đây: a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động; b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động; c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động; d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động; đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên. [...] 6. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc trả đủ tiền lương cho người lao động theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này; b) Buộc trả khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả cho người lao động tính theo lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này". Với các hành vi sai phạm này của công ty, anh (chị) có thể nhờ Công đoàn công ty can thiệp. Nếu không thấy thỏa mãn thì anh (chị) có thể gửi đơn đến Hòa giải viên lao động hoặc Tòa án nơi công ty có trụ sở để yêu cầu giải quyết. Riêng đối với tranh chấp về bảo hiểm xã hội thì theo điểm d, khoản 1, điều 201 Bộ luật lao động thì anh (chị) có thể khởi kiện trực tiếp tại Tòa án mà không cần qua hòa giải.

Khuyến nghị:

  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.