-->

Nguyên tắc chia tài sản chung khi ly hôn

Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên.

Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 (Luật HN&GĐ) quy định về nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn: "Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này".
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Về nguyên tắc, tài sản chung của vợ chồng (TSCCVC) được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây: Hoàn cảnh của gia đình và của vợ chồng; Công sức đóng góp của vợ chồng trong việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ hoặc chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập; Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập; Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ .
TSCCVC được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch….
Ngày nay, tại một số nơi, quyền và lợi ích hợp pháp của người phụ nữ khi ly hôn chưa được pháp luật đảm bảo. Bởi vậy, khi xác định công sức đóng góp của mỗi bên trong việc tạo lập, duy trì, phát triển TSCCVC, Tòa án nên quan tâm đến công sức đóng góp của người phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ sinh sống ở vùng nông thôn. Bởi ở đây, tư tưởng "của chồng, công vợ" vẫn còn nặng nề, nhiều chị em ở nhà chăm sóc chồng con, làm nông nghiệp, nhưng khi ly hôn, quyền tài sản của mình lại không được đảm bảo. Do vậy, trong trường hợp này cần phải xác định: TSCCVC là tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất; khi ly hôn, quyền của người phụ nữ vẫn được bảo vệ.
Thêm vào đó, theo chúng tôi, giải quyết chia tài sản khi ly hôn nhằm bảo vệ tốt hơn quyền của người phụ nữ cần thống nhất quan điểm: dù đã ly hôn, mỗi bên đều có quyền có nhà ở. Giải quyết việc ly hôn cần tạo điều kiện cho mỗi bên có chỗ ở ổn định, nhất là đối với vợ, các con chưa thành niên và không thể để vợ con không có chỗ ở, bất kỳ trong trường hợp nào.
Khi giải quyết ly hôn, tình trạng tương đối phổ biến là phát sinh tranh chấp về quyền sử dụng đất (QSDĐ) do cha mẹ bên vợ hoặc chồng đã giao cho vợ chồng chiếm hữu, sử dụng. Trước đây về vấn đề này, Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) có tổng kết và hướng dẫn tại Công văn số 16 ngày 01 tháng 02 năm 1999 như sau: Trường hợp vợ, chồng sau khi kết hôn cất nhà ở trên đất của cha mẹ bên vợ (hoặc chồng) nhưng không có giấy tờ gì thể hiện là được cho tặngQSDĐđó; khi ly hôn, cha mẹ bên vợ (hoặc chồng) nói là chỉ cho mượn đất nhưng nếu phần đất cất nhà ở riêng biệt với đất cha mẹ đang sinh sống hoặc trên cùng thửa đất nhưng đã có ranh giới, khuôn viên rõ ràng. Vợ chồng cất nhà sinh sống, ổn định, lâu dài, xây dựng các công trình trên đất cha mẹ biết nhưng không phản đối… thì Tòa xác địnhQSDĐgắn liền nhà hoặcQSDĐlà TSCCVC và chia theo quy định nhưng có xét đến công sức đóng góp của mỗi bên... Đây là một hướng dẫn đúng đắn, hợp tình, hợp lý và bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ trong xu thế phát triển của xã hội, nên được pháp điển hóa để áp dụng. Có như vậy, pháp luật sẽ hỗ trợ hạn chế những vụ án ly hôn, hạn chế tranh chấp và bảo vệ được quyền lợi của phụ nữ, trẻ em.

Theo quan điểm của chúng tôi, quy định hướng dẫn trên của TANDTC cần được quy định trong các Nghị quyết hướng dẫn xét xử của TANDTC trong giai đoạn hiện nay làm cơ sở pháp lý cho công tác xét xử các tranh chấp loại này.
Trường hợp TSCCVC là nhà ở, vợ chồng có thể thỏa thuận với nhau về chia nhà ở để đảm bảo tốt nhất giá trị sử dụng của ngôi nhà cũng như điều kiện sinh hoạt chung của mỗi bên sau khi ly hôn. Nếu vợ chồng không thỏa thuận được việc chia nhà ở thì Tòa án cần xem xét giải quyết.
Pháp luật cũng quy định về chia tài sản trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà ly hôn. Nếu tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình không xác định được thì vợ hoặc chồng được chia một phần trong khối tài sản chung của gia đình căn cứ vào công sức đóng góp của vợ chồng vào việc tạo lập, duy trì phát triển khối tài sản chung cũng như vào đời sống chung của gia đình. Việc chia một phần trong khối tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận với gia đình; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Nếu tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình có thể xác định được theo phần thì khi ly hôn, phần tài sản của vợ chồng được trích ra từ khối tài sản chung đó để chia.
Đối với tài sản chung làQSDĐthì việc chiaQSDĐphụ thuộc vào nhu cầu và khả năng sử dụng đất. Đối với đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản, nếu cả hai bên đều có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì được chia theo thỏa thuận của hai bên; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định tại Điều 95 của Luật HN&GĐ. Trong trường hợp chỉ một bên có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì bên đó được tiếp tục sử dụng nhưng phải thanh toán cho bên kia phần giá trị quyền sử dụng đất mà họ được hưởng.

Trong trường hợp vợ chồng cóQSDĐnông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản chung với hộ gia đình thì khi ly hôn phần quyền sử dụng đất của vợ chồng được tách ra và chia theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 62 Luật HN&GĐ. "Đối với đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản, nếu cả hai bên đều có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì được chia theo thỏa thuận của hai bên; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định tại Điều 59 của Luật này".

Luật gia Bùi Việt Hòa - Công ty Luật TNHH Everest