-->

Người thừa kế của chủ doanh nghiệp tư nhân có những nghĩa vụ gì?

Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Hỏi: Tháng trước, ông An (bố em) là chủ doanh nghiệp tư nhân A.P đột ngột qua đời. Bố có vợ và 02 người con trai 14 tuổi và 17 tuổi (tôi). Ông không để lại di chúc. Hai tuần sau, đại diện của Công ty TNHH X đến yêu cầu bà Mai (mẹ em) thực hiện hợp đồng mà ông An đã ký trước đây. Nếu không thực hiện hợp đồng thì bà phải trả lại số tiền mà công ty đã ứng trước là 500.000.000 đồng và lãi suất là 3%/ tháng. Mẹ tôi không đồng ý. Luật sư cho em hỏi, theo quy định của pháp luật hiện hành thì bà Mai có trở thành chủ doanh nghiệp tư nhân A.P thay cho ông An không? Vụ việc tranh chấp như trên, mẹ tôi phải giải quyết như thế nào? (Thu Hà - Phú Thọ)

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Ngô Đức Cường - Tổ tư vấn pháp luật thừa kế Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Khoản 1 Điều 183 Luật doanh nghiệp năm 2014 quy định:"Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp..."

Doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân vì vậy, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp sẽ gắn liền với quyền và nghĩacủa chủ doanh nghiệp. Mặt khác, theo quy định tại khoản 4 Điều 185 Luật doanh nghiệp 2014 thì chủ doanh nghiệp tư nhânlà đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, vì vậy khi chủ doanh nghiệp tư nhân chết đi, doanh nghiệp cũng sẽ chấm dứt hoạt động. Các khoản nợ và nghĩa vụ tài sảncủa doanh nghiệp tư nhânmà chưa được thực hiện sẽ được bảo đảmbằng tài sản của chủ doanh nghiệp.Do bố bạn không để lại di chúc, vì vậy, theo quy định tại khoản 1 Điều 676 Bộ luật dân sự năm 2005 thì những người ở hàng thừa kế thứ nhất bao gồm những người sau:

"Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật:1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết".

Điều 637 Bộ luật dân sự năm 2005 (BLDS) quy định về việc thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như sau:

"1. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

2. Trong trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thoả thuận của những người thừa kế.

3. Trong trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

4. Trong trường hợp Nhà nước, cơ quan, tổ chức hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế l à cá nhân".

Như vậy, những người ở hàng thừa kế thứ nhất của bố của bạn có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản và các khoản nợ mà doanh nghiệp của bố của bạn chưa thanh toán trong phạm vi di sản để lại.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật thừa kế mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.