Việc xử lý kỷ luật lao động phải tuân theo nguyên tắc: người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa.
Luật gia Nguyễn Thị Tâm - Tổ tư vấn Luật Lao động của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Khoản 1 Điều 123 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định việc xử lý kỷ luật lao động như sau: “a) Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động; b) Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở; c) Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa; trường hợp là người dưới 18 tuổi thì phải có sự tham gia của cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật; d) Việc xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản”.
Như vậy, người lao động có quyền mời luật sư đến phiên họp xử lý kỷ luật lao động. Phiên họp xử lý kỷ luật lao động của công ty anh (chị) vẫn diễn ra theo thủ tục chung.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận