-->

Lập hội đồng xét kỷ luật khi xử lý kỷ luật lao động có bắt buộc không?

Việc thành lập hội đồng xét kỷ luật để sa thải nhân viên kia là việc bắt buộc phải thực hiện.

[?] Tôi là viên chức của Bệnh viện đa khoa tỉnh, hiện tại cơ quan tôi có 1 trường hợp làm Hộ lý đã tự ý nghỉ việc không có lý do từ ngày 21/10/2013 đến nay không đi làm. Tôi biết theo quy định trường hợp này đã rơi vào khung kỷ luật là buộc thôi việc. Nhưng tôi thắc mắc là cơ quan có cần thiết phải thành lập hội đồng xét kỷ luật hay không? Hay chúng tôi chỉ cần làm thông báo về việc tự ý nghỉ việc coi như đã cho thôi việc trường hợp đó. Xin Luật sư tư vấn giúp? (Lê Thu Yến - Ninh Bình)


Luật sư tư vấn pháp luật lao động - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài (24/7): 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật lao động - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài (24/7): 1900 6198

Luật gia Phạm Văn Lâm - Tổ tư vấn pháp luật Lao động Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 123 Bộ luật Lao động năm 2012 thì nguyên tắc của việc xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau: “1. Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau: (a) Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động; (b) Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở; (c) Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa; trường hợp là người dưới 18 tuổi thì phải có sự tham gia của cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật; (d) Việc xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản”.

Ngoài ra theo Mục 2 Phần IV Thông tư 19/2003/TT-BLĐTBXH thì trình tự, thủ tục xét kỷ luật đối với người lao động như sau:

Điều 12. Tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động

"1. Cuộc họp xử lý kỷ luật lao động được tiến hành theo quy định tại Khoản 2 Điều 30 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP khi có mặt đầy đủ các thành phần tham dự theo quy định tại Khoản 1 Điều 30 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP. 2. Trường hợp người sử dụng lao động đã thông báo bằng văn bản về việc tham dự cuộc họp xử lý kỷ luật lao động mà một trong các thành phần tham dự không có mặt thì người sử dụng lao động tiếp tục thông báo lần kế tiếp. 3. Sau 03 lần thông báo bằng văn bản về việc tham dự cuộc họp xử lý kỷ luật lao động (không tính các lần hoãn hoặc hủy hoặc thay đổi địa điểm cuộc họp) mà một trong các thành phần tham dự không có mặt thì người sử dụng lao động tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động, trừ trường hợp người lao động đang trong thời gian không được xử lý kỷ luật quy định tại Khoản 4 Điều 123 của Bộ luật lao động. 4. Trường hợp người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động ủy quyền hợp pháp bằng văn bản cho người khác giao kết hợp đồng lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP thì khi tiến hành cuộc họp xử lý luật lao động, người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động tiến hành triệu tập và chủ trì cuộc họp xử lý kỷ luật lao động. Người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động có quyền ra quyết định xử lý kỷ luật lao động theo hình thức khiển trách. Đối với các hình thức xử lý kỷ luật lao động khác thì sau khi kết thúc cuộc họp xử lý kỷ luật lao động, người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ, đề nghị người sử dụng lao động xem xét, ra quyết định và tổ chức thực hiện theo quyết định xử lý kỷ luật lao động được ban hành."

Như vậy đối với trường hợp của anh (chị) đã nêu thì việc thành lập hội đồng xét kỷ luật để sa thải nhân viên kia là việc bắt buộc phải thực hiện.

Xem thêm:


Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực lao động (nêu trên) được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật:1900 6198, E-mail:[email protected].