-->

Người giúp việc gia đình, có bắt buộc phải ký hợp đồng lao động?

Pháp luật lao động quy định người sử dụng lao động có nghĩa vụ ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người lao động là người giúp việc gia đình.

Hỏi: Mẹ tôi làm giúp việc cho một gia đình trong nội thành. Gia đình chủ nhà yêu cầu mẹ tôi phải ký hợp đông lao động để ràng buộc trách nhiệm giữa các bên. Đề nghị Luật sư tư vấn, có bắt buộc phải ký hợp đồng lao động với người giúp việc gia đình hay không? (Phan Hằng, Ninh Bình)
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Trần Thị Yến - Tổ tư vấn luật lao động Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Bộ luật Lao động năm 2012 (BLLĐ) quy định:
Lao động là người giúp việc gia đình
1. Lao động là người giúp việc gia đình là người lao động làm thường xuyên các công việc trong gia đình của một hoặc nhiều hộ gia đình.
Các công việc trong gia đình bao gồm công việc nội trợ, quản gia, chăm sóc trẻ, chăm sóc người bệnh, chăm sóc người già, lái xe, làm vườn và các công việc khác cho hộ gia đình nhưng không liên quan đến hoạt động thương mại.
2. Người làm các công việc giúp việc gia đình theo hình thức khoán việc thì không thuộc đối tượng áp dụng của Bộ luật này” (Điều 179).
Hợp đồng lao động đối với lao động là người giúp việc gia đình: Người sử dụng lao động phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người giúp việc gia đình” (khoản 1 Điều 180).

Như vậy, trừ trường hợp mẹ chị làm công việc gia đình theo hình thức khoán, còn lại, nếu mẹ chị làm các công việc trong gia đình bao gồm công việc nội trợ, quản gia, chăm sóc trả, chăm sóc người bệnh, chăm sóc người già, lái xe, làm vườn và các công việc khác cho hộ gia đình nhưng không liên quan tới hoạt động thương mại theo quy định tại khoản 1 Điều 179 BLLĐ thì người sử dụng lao động bắt buộc phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người giúp việc gia đình.
Bởi vậy, việc chủ nhà ký hợp đồng lao động với mẹ chị là hoàn toàn đúng pháp luật.

Khuyến nghị:
  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.