-->

Nghỉ việc công ty có được giữ lại lương không?

Phạt tiền người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: Không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản đối với công việc có thời hạn trên 3 tháng; không giao kết đúng loại hợp đồng lao động với người lao động.

Hỏi: Tôi công tác tại một công ty từ tháng 01/2015. Công ty đó không có hợp đồng lao động. Mức lương tôi hưởng là 07 triệu/tháng nhưng không có hưởng một chế độ gì về Bảo hiểm Xã Hội, Y Tế, cũng như phép năm. Đến ngày 19/11/2015, tôi làm đơn nghỉ việc vì trả chậm lương. Đến tháng 3/2016 công ty mới chi trả tôi được 01 tháng lương còn giữ lại 01 tháng cho đến nay vẫn chưa thanh toán. Vậy xin hỏi Công ty tôi làm sao để lấy được khoản tiền còn lại hoặc thủ tục như thế nào? Đến nay tôi đã nghỉ việc được hơn 07 tháng kể từ ngày 23/11/2015. (Thu Quỳnh - Hà Nội)

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Ngô Đức Cường - Tổ tư vấn pháp luật lao động Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Theo quy định tại Điều 18 Nghĩa vụ giao kết hợp đồng lao động – Bộ luật lao động 2012 thì:“Trước khi nhận người lao động vào làm việc, người sử dụng lao động và người lao động phải trực tiếp giao kết hợp đồng lao động”.

Cũng theo quy định tại Điều 16. Hình thức hợp đồng lao động – Bộ luật lao động năm 2012 thì:“1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.2. Đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng, các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói”.

Nếu công việc anh (chị) làm ở công ty có thời hạn từ 03 tháng trở lên thì công ty có nghĩa vụ giao kết hợp đồng bằng văn bản với anh (chị).

Việc công ty không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với anh (chị) là trái với quy định củapháp luật.Hành vi này nếu bị phát hiện sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại điều sau:

Điều 5. Vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động – Nghị định số 88/2015 sửa đổi một số điều của Nghị định sô 95/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động,bảohiểm xã hội và đưa người lao động việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng:"1.Phạt tiền người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: Không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản đối với công việc có thời hạn trên 3 tháng; không giao kết đúng loại hợp đồng lao động với người lao động; giao kết hợp đồng lao động không đầy đủ các nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động; giao kết hợp đồng lao độngtrong trường hợp thuê người lao động làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn của Nhà nước không theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:a)Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;b)Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;c)Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao độngtrở lên…” (Điều 5).

Do giữa anh (chị) và công ty không giao kết hợp đồng lao động bởi vậy trường hợp củaanh (chị)không thể căn cứ vào hợp đồng lao động để yêu cầu công ty thanh toán tiền lương choanh (chị).
Bởi vậy để có căn cứ đòi lại tháng tiền lương công ty chưa thanh toán,
anh (chị)cần chứng minh được mình đã có khoảng thời làm việc thực tế tại công ty.
Về việc chứng minh:
Một là,
anh (chị)dựa vào bảng thanh toán tiền lương mà công ty đã thanh toán choanh (chị)những tháng trước đó. Qua đó chứng minh cho việcanh (chị)đã làm việc ở công ty và được công ty thanh toán tiền lương cho những tháng làm việc đó (tuy giữaanh (chị)và công ty không có hợp đồng lao động)
Hai là,
anh (chị)có thể nhờ đến sự làm chứng của những người làm cùng ca vớianh (chị)(lập thành văn bản) để chứng minh cho việcanh (chị)đã làm việc tại công ty trong thời gian tháng 4 và tháng 5.
Khi có các văn bản này
anh (chị)nộp cho Giám đốc công ty để yêu cầu công ty thanh toán lương choanh (chị).
Trong trường hợp Giám đốc công ty vẫn cố tình không giải quyết, thì
anh (chị)có thể làm đơn khởi kiện đến Sở lao động thương binh và xã hội, để nhờ cơ quan này can thiệp và hòa giải (khoản 1 Điều 200,Bộ luật Lao động 2012) vàhọ có thể cử một hòa giải viên lao động tiến hành hòa giải vấn đề củaanh (chị). Nếu việc hòa giải không thành,anh (chị)có thể gửi đơn khởi kiện kèm theo những căn cứ này lên phía Tòa án nhân dân cấp huyện (khoản 2 Điều 200Bộ luật Lao động 2012) nơi Công tycó trụ sở chính để Tòa án thực hiện việc đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho anh (chị).

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.