-->

Mức phạt vi phạm hợp đồng

Cố ý gây thiệt hại là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại chongười khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc tuy không mong muốn nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra.

Hỏi: Tình hình là em có đặt hàng qua số điện số thoại 0839676777 của CÔNG TY A bán hàng qua tivi, để mua một chiếc lược nhộm tóc thông minh trị giá 1.080000đ. Do em đổi ý và xin hồi lại không mua hàng nữa nên có gọi lại công ty ngay sau đó và công ty có bảo nếu trong vòng 6 ngày công ty gửi hàng qua đường bưu điện mà em không nhận hàng thì công ty buộc em vi phạm hợp đồng và bắt em phải bồi thường gấp đôi trị giá mặt hàng đã đặt hàng qua điện thoại, công ty nói bởi vì trong lúc đặt hàng công ty đã ghi âm cuộc gọi lại rồi, nếu em không lấy hàng thì họ sẽ khởi kiện em. Vậy phòng luật sư cho em hỏi tình trạng như vậy thì em có bị vi phạm gì không? Em chưa ký hợp đồng gì hết chỉ giao dịch qua điện thoại thôi? (Huyền Thoại - Kiên Giang)

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Bùi Thị Phượng - Tổ tư vấn pháp luật hợp đồng Công ty Luật TNHH Everest trả lời:

Theo thông tin bạn chia sẻ trong trường hợp của bạn thì bạn đã vi phạm hợp đồng đối với công ty A . Tại Khoản 1 Điều 24 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa: “Hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa được thực hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể”.

Theo khoản 1 điều 302 BLDS năm 2005 quy định về vi phạm hợp đồng: “Bên có nghĩa vụ mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền”.

Như vậy bạn và công ty A đã thực hiện hợp đồng bẳng lời nói đó là giao dịch qua điện thoại Như vậy bạn phải chịu trách nhiệm nghĩa vụ dân sự do lỗi vi phạm hợp đồng tại Điều 308 BLDS năm 2005:

“1. Người không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự thì phải chịu trách nhiệm dân sự khi có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

2. Cố ý gây thiệt hại là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại chongười khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc tuy không mong muốn nhưng để mặc cho thiệthại xảy ra.

Vô ý gây thiệt hại là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi củamình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặnđược”.


Về mức phạt
được quy định tại Điều 301 Bộ luật thương mại năm 2005 về mức phạt vi phạm: “Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của luật này”.

Căn cứ vào các quy định trên bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn và đồng thời công ty A chỉ được phạt 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm.

Khuyến nghị:
  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật hợp đồng mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.