-->

Tư vấn trường hợp xử lý vi phạm giao thông

Căn cứ theo Điều 30 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định: "Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy không được sử dụng điện thoại di động khi tham gia giao thông".

Hỏi: Tôi đang tham gia giao thông trên đường bằng xe máy và có xi nhan sang phía đường. Khi sang hết phần đường bên kia thì có một phương tiện đi xe máy khác tiến tới nhưng chủ phương tiện kia mải xem ĐT nên không để ý lao đến gần chỗ tôi trực diện tôi mới hô hét, người lái phương tiện kia mất lái và va quyệt vào nhau, tôi bị rách một vết thương ở cổ chân trái. Hiện giờ tôi đang giữ chiếc xe gây ra tai nạn tại nhà để được đền bù là có đúng với pháp luật không? (Hải Quân - Quảng Nam)

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Dương Đình Hùng - Tổ tư vấn pháp luật giao thông Công ty Luật TNHH Everest trả lời:

Căn cứ theo Điều 30 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định: "Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy không được sử dụng điện thoại di động khi tham gia giao thông".

Theo Nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 động đối với trường hợp người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy khi tham gia giao thông sử dụng điện thoại di động.

Về trách nhiệm bồi thường thiệt hại: Theo quy định tại mục I của NQ 03/2006 NQ-HĐTP thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi đủ 4 yếu tố: phải có thiệt hại xảy ra; phải có hành vi trái pháp luật; phải có mối quan hệ giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra; phải có lỗi cố ý hoặc vô ý của người gây thiệt hại.

Như vậy, người điều khiển phương tiện gây ra tai nạn còn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại: phải chi trả tiền viện phí, cũng như tiền thuốc men…

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật giao thông mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.