-->

Ly hôn khi đương sự vắng mặt

Luật sư tư vấn về ly hôn khi đương sự vắng mặt...

Hỏi: Tôi hiện đang du học tại Úc còn chồng ở Việt Nam. Tháng 1/2015 chúng tôi đã cưới và đăng kí kết hôn tại Việt Nam, ngay sau đó tôi sang Úc du học còn chồng vẫn sống tại Việt Nam. Trước khi tôi kết hôn đã từng bị phản bội nhiều lần nhưng vẫn chấp nhận tha thứ cho anh ấy, tuy nhiên anh ấy vẫn không hề thay đổi. Hiện tại không hẳn là tôi không muốn tha thứ mà tôi còn cảm thấy tình cảm của cả hai cũng mờ nhạt rồi.Tôi không muốn chỉ ra rằng chúng tôi li hôn vì chồng ngoại tình bởi tôi không muốn những người thân biết tôi đã đau khổ thế nào. Chúng tôi không có tài sản chung, không có con chung. Tôi rất rối bời và cũng không muốn trở về để làm thủ tục li hôn.Chúng tôi cùng thuận tình li hôn nhưng tôi không về Việt Namthì có thể li hôn theo cách thuận tình không? Thủ tục cụ thể như thế nào và chồng tôi có thể tự làm các giấy tờ thuận tình li hôn mà vắng mặt tôi không? Tôi có thể gửi đơn về Việt Namđể chứng minh rằng tôi cũng đồng tình li hôn hay không?Với trường hợp của tôi thì toà sẽ giải quyết trong thời gian bao lâu? (Phùng Kỳ - Hà Nội)

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Đại Hải - Tổ tư vấn pháp luật tố tụng của Công ty Luật TNHH Everest - Trả lời:

Theo quy định tại Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn:

"Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn:1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi".

Theo như quy định trên, khi cuộc sống hôn nhân của gia đình bạn không hạnh phúc, đời sống chung không thể kéo dài, bạn và chồng bạn có thể thỏa thuận với nhau về vấn đề ly hôn. Theo đó, bạn và chồng bạn cần chuẩn bị những loại giấy tờ sau:

Hồ sơ ly hôn:

-Bản chính giấy chứng nhận đăng ký kết hôn

-Bảo sao có chứng thực chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu của hai vợ chồng

Thẩm quyền giải quyết của Tòa án:

Điều 28 Bộ luật tố tụng dân sự 2004, sửa đổi, bổ sung 2011 quy định về việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án như sau:

"Điều 28. Những yêu cầu về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án:1. Yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật.2. Yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn".

Về thẩm quyền theo cấp:Khoản 2 Điều 33 BLTTDS quy định:

"2. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết những yêu cầu sau đây:
b) Yêu cầu về hôn nhân và gia đình quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 của Điều 28 của Bộ luật này".

Về thẩm quyền theo lãnh thổ: Khoản 2 Điều 35 BLTTDS quy định:

"2. Thẩm quyền giải quyết việc dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau: h) Tòa án nơi một trong các bên thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn".

Như vậy, lúc này, bạn và chồng bạn có thể thỏa thuận với nhau về việc sẽ nộp hồ sơ ly hôn tại Tòa án nhân dân cấp tỉnhnơi chồng bạn hiện đang cư trú, làm việc

Về vấn đề bạn vắng mặt khi Tòa án giải quyết ly hôn:

Theo quy định tại Điều 202 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004, được sửa đổi, bổ sung năm 2011 thì:

Điều 202. Xét xử trong trường hợp đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự vắng mặt tại phiên tòa

Tòa án vẫn tiến hành xét xử vụ án trong các trường hợp sau đây: 1. Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và người đại diện của họ vắng mặt tại phiên tòa có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt; 2. Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt tại phiên tòa nhưng có người đại diện tham gia phiên tòa; 3. Các trường hợp quy định tại điểm b và điểm d khoản 2 Điều 199 của Bộ luật này
”.

Như vậy, ngoài những giấy tờ cần có trong việc ly hôn như trên, bạn cần phải có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt để Tòa án tiến hành giải quyết.

Thời gian giải quyết ly hôn thuận tình khoảng 1 đến 2 tháng.

Những điều cần lưu ý: Án phí dân sự sơ thẩm trong trường hợp ly hôn thuận tình này là 200.000 đồng. Và trong đơn yêu cầu Tòa án công nhận thuận tình ly hôn này cần phải có chữ ký của cả hai bên.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật tố tụng mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.