Luật sư tư vấn việc người sử dụng lao động buộc người lao động nghỉ phép định kỳ

Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01 tuần.

Hỏi: Hiện tại em đang làm việc tại 01 công ty có vốn liên doanh của Nhật bản và hiện đang làm theo Kíp tức là trung bình 01 tháng làm 20 ngày/tháng và mỗi ngày làm 12h.Hiện bây giờ công ty đang bắt công nhân nghỉ luân phiên từ 2-3 buổi/tháng với lý do là tăng năng xuất và sản phẩm của công ty vẫn tăng. Hiện tại mỗi tháng công ty em được nghỉ 01 buổi có được hưởng bảo hiểm, còn lại em phải nghỉ không lương hoặc nghỉ ốm cho 2 buổi còn lại. Do vậy nếu em nghỉ 02 buổi không lương thì sẽ bị trừ trực tiếp vào lương cơ bản thì thiệt cho em, còn nếu em đi xin giấy ốm thì thiệt cho bảo hiểm nước mình. Công ty em đã làm đúng quy định của pháp luật chưa? Và trong trường hợp không đúng em cần phải làm gì để đảm bảo được quyền lợi cho em và cho tất cả mọi người ở công ty em. (Triệu Ân - Hà Tĩnh)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198  Luật gia Nguyễn Thanh Hương - Tổ tư vấn pháp luật lao động của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Thanh Hương - Tổ tư vấn pháp luật lao động của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Thứ nhất, về thời giờ làm việc.

Điều 104 Bộ luật lao động quy định về thời giờ làm việc bình thường: "1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01 tuần.2. Người sử dụng lao động có quyền quy định làm việc theo giờ hoặc ngày hoặc tuần; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày, nhưng không quá 48 giờ trong 01 tuần.Nhà nước khuyến khích người lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ.3. Thời giờ làm việc không quá 06 giờ trong 01 ngày đối với những người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành".

Căn cứ quy định trên có thể nhận thấy Công ty bạn đang làm việc đã vi phạm quy định về thời giờ làm việc đối với người lao động khi yêu cầu người lao động làm việcvượt quá số giờ quy định trong 1 ngày.

Với hành vi vi phạm này, người sử dụng lao động sẽ bị phạt hành chính từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng.

Thứ hai, về nghỉ không hưởng lương

Điều 116 Bộ luật lao động quy định nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương: "1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong những trường hợp sau đây:a) Kết hôn; nghỉ 03 ngày;b) Con kết hôn: nghỉ 01 ngày;c) Bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng chết; vợ chết hoặc chồng chết; con chết: nghỉ 03 ngày.2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; bố hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương".

Như vậy, nghỉ không hưởng lương là quyền của người lao động chứ khôngphải là nghĩa vụ của người lao động. Do đó, người sử dụnglao động không có quyền yêu cầu người lao động phải nghỉ việc không hưởng lương. Nếu nghỉ theo yêu cầu của công ty thì bạn vẫn có quyền được hưởng lương theo hợp đồng lao động đã ký.

Trong trường hợp này, công ty có thể ký hợp đồng lao động mới phù hợp hơn với hoàn cảnh công việc và bảo đảm quyền lợi của người lao động. Nếu công ty không thay đổi nội dung hợp đồng mà buộc người lao động nghỉ việc không hưởng lương thì đã vi phạm đến quyền lợicủa người lao động. Người lao động có thể khiếu nại lên tổ chức công đoàn cấp cơ sở. Nếu không giải quyết được thì người lao động có thể khởi kiện ra Tòa án yêu cầu bảo vệ quyền lợi cho mình.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.