Công ty Luật TNHH Everest tư vấn về tiền lương của người lao động.
Hỏi: Tôi làm việc bán thời gian tại nhà hàng nên không có hợp đồng lao động. Giờ tôi đã nghỉ việc mà nhà hàng chưa trả lương. Theo quy định thì trả lương làm 2 đợt là ngày 10 và ngày 24 hằng tháng. Tôi nghỉ từ cuối tháng 10/2016, hẹn tôi ngày 20/11/2016 lên nhận, sau đó lại hẹn 28/11/2016, cuối là hẹn 30/11/2016. Trễ lương như vậy thì tôi phải làm như thế nào mới được nhận? (Thu Minh - Hà Nam)Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật gia Phạm Thị Mai Phương - Tổ tư vấn pháp luật lao động Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Về hình thức của hợp đồng lao động, theo quy định tại Điều 16 Bộ luật lao động 2012 hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản trừ hợp việc làm có tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng có thể giao kết bằng lời nói. Vì vậy hợp đồng lao động của bạn phải được ký kết bằng văn bản, đây là hình thức pháp lý giúp người lao động có thể bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình tốt nhất.
Căn cứ vào Điều 200 Bộ luật lao động, cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là:
“1. Hoà giải viên lao động. 2. Toà án nhân dân.”
Do hợp đồng của bạn không được ký kết bằng văn bản cho nên rất không có căn cứ pháp lý để bạn đòi quyền lợi hợp pháp của mình. Trước tiên bạn có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc trả lương cho mình. Nếu vẫn không được trả lương bạn có thể yêu cầu hòa giải viên lao động hoặc tòa án nhân dân giải quyết quyền lợi của mình.
Hòa giải viên lao động sẽ do Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội cử. Và thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân quy định tại Điều 202 Bộ luật lao động:
“1. Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động cá nhân là 06 tháng, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.2. Thời hiệu yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.”
Nếu đồng nghiệp bạn cũng ở trường hợp tương tự thì bạn có thể cùng đồng nghiệp trực tiếp thỏa thuận với người sử dụng lao động, bởi nhiều người cùng hợp sức lại thì bao giờ cũng tạo sức ép hơn đối với người sử dụng lao động.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận