-->

Hợp đồng lao động trái pháp luật, xử lý thế nào?

Những hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động: 1. Giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động...

Hỏi: Tôi đã làm việc ở công ty với thời gian là hơn ba tháng. Nhưng đến 1h đêm ngày 14/06/2016 tôi bị cơn đau quặn thận phải nhập viện cấp cứu và tôi đã gọi điện xin phép công ty ngay lúc đó. Sau 1 tuần điều trị không khỏi tôi đã xin ra viện để điều trị bằng thuốc nam và viết đơn xin nghỉ việc và có giấy xuất nhập viện kèm theo. Sau nhiều lần hẹn,đến ngày 18/07/2016 tôi đến công ty trả lại đồng phục và các dụng cụ làm việc nhưng chỉ được trả 12 ngày công còn giữ lại ba triệu đồng. Tôi có hỏi thì nhận được câu trả lời là : Do trong hợp đồng có quy định trước thời hạn một năm,dù nghỉ với bất kì lý do gì thì công ty cũng sẽ không trả ba triệu đồng đó và tôi đã kí vào bản hợp đồng đó tôi. Vậy Luật sư cho tôi hỏi: Công ty tôi giải quyết như vậy là đúng hay sai và tôi phải giải quyết việc này như thế nào? (Vũ Trung Hiệu - Thái Bình)



>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Ngô Đức Cường - Tổ tư vấn pháp luật lao động của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Thứ nhất, việc công ty yêu cầu anh (chị) phải nộp tiền thế chấp khi vào làm việc tại công ty đã vi phạm quy định của pháp luật về hiao kết hợp đồng lao động theo Điều 20 Bộ luật Lao động năm 2012: “Những hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động: 1. Giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động. 2. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động”.
Do vậy, hợp đồng lao động công ty kí kết với anh (chị) dù hai bên đã ký nhưng có 1 phần nội dung trái với quy định của pháp luật nên bị vô hiệu 1 phần, anh (chị) không cần thực hiện đúng phần hợp đồng vô hiệu này tức công ty không có quyền giữ lương của anh (chị) để trừ vào tiền đặt cọc .
Điều 200 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định như sau: “Cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân: 1. Hoà giải viên lao động. 2. Toà án nhân dân”.
Anh (chị) có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình bằng cách : Gửi đơn yêu cầu công ty thực hiện và sử đổi hợp đồng đúng với quy định của pháp luật; Yêu cầu công đoàn cấp cơ sở tại công ty đại diện thương lượng và giải quyết vấn đề này; Yêu cầu hòa giải viên lao động giải quyết tranh chấp lao động giữa anh (chị) và công ty; Gửi đơn yêu cầu tòa án nhân dân cấp huyện tuyên bố hợp đồng lo động vô hiệu 1 phần. .

Khuyến nghị:
  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.