Công ty Luật TNHH Everest tư vấn giảm mức cấp dưỡng cho con khi gặp khó khăn.
Hỏi: Tôi và chồng tôi hiện tại sống chung với nhau gần một năm sau khi anh ly hôn với vợ cũ và có một đứa con với vợ cũ. Anh phải cấp dưỡng cho con mỗi tháng 2.000.000 đồng. Tuy nhiên, công việc làm ăn đổ bể khiến cuộc sống vợ chồng tôi túng thiếu. Việc chu cấp cho con riêng của anh vợ chồng tôi không có ý kiến gì nhưng giờ ngoài khả năng của hai vợ chồng. Nhờ Luật sư tư vấn, trường hợp của tôi phải giải quyết như thế nào? (Hoài Phương - Khánh Hòa)
Khi ly hôn thì theo quy định của pháp luậtngười không trực tiếp nuôi con sẽ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con theo quy định tại khoản 2, điều 82 Luật hôn nhân và gia định 2014: "Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con".
Theo quy định tại khoản 1, điều 116 Luật hôn nhân và gia đình 2014 về mức cấp dưỡng thì nếu như 2 vợ, chồng không thỏa thuận được với nhau thì mức cấp dưỡng cụ thể do Tòa án quyết định: "Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết".
Việc cấp dưỡng là do thỏa thuận của 2 bên bao gồm các khoản chi phí như:nuôi dưỡng, học hành của con,... Việc người chồng đồng ý cấp dưỡng cho con 2.000.000 khi ly hôn là sự tự nguyện của người chồng và sự tự nguyện này được Tòa án chấp nhận. Vì vậy, hàng tháng người chồng sẽ có nghĩa vụphải cấp dưỡng cho con số tiền đã thỏa thuận trên.
Về điều kiện thay đổimức cấp dưỡng
Tuy nhiên, trong trường hợp này, do người chồngđang ở với chị đang gặp khó khăn trong cuộc sống, thu nhập không ổn định như thời điểmly hônnên nếu xét trên thực tế người nàycó cơ sở để đượcgiảm mức cấp dưỡng. Nếu như người vợ cũ của ngườinày không đồng ý thì người này có thể làm đơn đến Tòa án đã giải quyết việc ly hôn để yêu cầu thay đối mức cấp dưỡng theo quy định tại khoản 2 điều 116 Luật HN&GĐ: "Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết".
.
Ngoải ra, việc cấp dưỡng còn có thể tạm ngừng nếu người chồng không còncó khả năng cấp dưỡng (kinh tế khó khăn).Tương tự như với trường hợp giảm mức cấp dưỡng, đối với vấn đề tạm ngừng việc cấp dưỡngnếu hai vợ, chồng không thỏa thuận được thì người chồng có thể làm đơn xin tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp này. Nếu nhận thấyngười chồng thật sự không có khả năng cấp dưỡng thì Tòa án sẽ xem xét và không buộc người chồng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định tại điều 117 Luật HNGĐ 2014: "Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần. Các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết".
Việc cấp dưỡng có thể tiếp tục trở lại khi người chồng đã có sự hồi phục về mặt kinh tế.
- Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
- Nội dung tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận