-->

Không gia hạn hợp đồng với người lao động nghỉ sinh đúng hay sai?

Pháp luật chỉ quy định về việc người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do mang thai mà không hề có quy định phải gia hạn hợp đồng lao động với lao động nữ nghỉ sinh

Hỏi: Tôi là hiệu trưởng trường Trung cấp nghề tại tỉnh PY, xin hỏi một vấn đề sau. Ngày 1/1/2016 tôi có ký hợp đồng Y tế học đường với cô LTM là 1 năm (đến ngày 31/12/2016), song hiện tại cô M đang mang bầu và sẽ sinh vào tháng 2/2017. Tuy nhiên BGH nhà trường đã thống nhất đến hết ngày 31/12/2016 là sẽ không hợp đồng nữa, vì lý do không có kinh phí. Do cô M đang trong thời kỳ mang bầu thì Nhà trường không hợp đồng lại là đúng pháp luật hay sai pháp luật? (Vy Vy - Hà Tĩnh)
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Bùi Thị Phượng - Tổ tư vấn pháp luật lao động Công ty Luật TNHH Everest trả lời:

Khoản 3, khoản 4 Điều 155 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định:

"3. Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.

4. Trong thời gian mang thai, nghỉ hưởng chế độ khi sinh con theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, lao động nữ không bị xử lý kỷ luật lao động".

Như vậy, pháp luật lao động chỉ quy định về việc người sử dụng lao độngkhông được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do mang thai, xử lý kỷ luật lao động nữ đang mang thai mà không hề có quy định phải gia hạn hợp đồng lao động với lao động nữ nghỉ sinh.

Trong trường hợp của bạn, việc nhà trườngchấm dứt hợp đồng lao động ngày 31/12/2016 với người lao động nữ đãđược ghi nhận trong hợp đồng lao độngký kết trước đógiữa hai bên vàđược pháp luật công nhậnlà một trong những trường hợp chấm dứt hợp đồng lao độngtheo sự thỏa thuận. Vậy cho nên, sau thời gian làm việc giao kết trong hợp đồng, việc có giao kết hợp đồng lao động tiếp theo với lao động nữ này nữa hay không là quyền của nhà trường.

Khuyến nghị:
  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.