-->

Không được duyệt chi chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh, khiếu nại ai?

Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe trong một năm tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần, ngày nghỉ hàng tuần, ngày đi và về nếu nghỉ tại cơ sở tập trung.

Hỏi: Tôi là công chức cấp xã, sau thời gian nghỉ chế độ thai sản tôi đi làm trở lại ngày 20/08/2016 nhưng tình trạng sức khoẻ còn yếu, chưa hồi phục hoàn toàn, còn biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, đau đầu (tôi sinh mổ) nên tôi xin nghỉ dưỡng sức thai sản từ ngày 21/08/2016 tại gia đình. Sau đó tôi hoàn thiện hồ sơ gửi lên Phòng Bảo hiểm xã hội huyện xin hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức theo quy định. Sau đó Bảo hiểm xã hội huyện đã có phiếu chi số tiền nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khoẻ sau thai sản ký ngày 30/09/2016, hướng dẫn là chuyển phiếu chi này cho kế toán xã để kế toán chuyển tiền nghỉ dưỡng sức cho tôi. Tuy nhiên, tôi cũng đã hỏi kế toán xã nhưng kế toán không trả lời là chi hay không chi? Và đến thời điểm hiện tại, tôi vẫn chưa nhận được số tiền nghỉ chế độ dưỡng sức. Tôi xin hỏi tôi phải làm thế nào để được hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức theo quy định? Kế toán xã không chi có đúng theo quy định hay không? (Tiến Thu Hương - Bắc Ninh)

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Ngô Đức Cường - Tổ tư vấn pháp luật lao động của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Điều 37 Luật bảo hiểm xã hội năm 2006 quy định về dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản: “1. Lao động nữ sau thời gian hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 30, khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 31 của Luật này mà sức khỏe còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phụ hồi sức khỏe từ 5 ngày đến 10 ngày trong 1 năm. 2. Mức hưởng một ngày bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại gia đình; bằng 40% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại cơ sở tập trung”.Điều 17 Nghị định 152/2006/NĐ-CP quy định về dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản theo khoản 1 Điều 37 Luật Bảo hiểm xã hội như sau: “1. Lao động nữ sau thời gian hưởng chế độ khi xẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu quy định tại Điều 30 luật Bảo hiểm xã hội hoặc sau thời gian hưởng chế độ khi sinh con quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội mà sức khỏe còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe. 2. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe trong một năm tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần, ngày nghỉ hàng tuần, ngày đi và về nếu nghỉ tại cơ sở tập trung. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe do người lao động và Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở hoặc Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời quyết định, cụ thể như sau: a) Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh con một lần từ 2 con trở lên; b) Tối đa 7 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật; c) Bằng 5 ngày đối với các trường hợp khác. 3. Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe 1 ngày: a) Bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại gia đình; b) Bằng 40% mức lương tối thiểu chugn nếu nghỉ dưỡng sức,phục hồi sức khỏe tại cơ sở tập trung, mức hưởng này tính cả tiền đi lại, tiền ăn và ở”.

Điều 116 Luật bảo hiểm xã hội năm 2006 quy định Hồ sơ hưởng trợ cấp nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe gồm: “1. Danh sách người đã hưởng chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà sức khỏe còn yếu do người sử dụng lao động lập. 2. Văn bản đề nghị giải quyết trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe”. Điều 117 luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 quy định giải quyết chế độ ốm đau, thai sản, trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản: “1. Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ có liên quan từ người lao động quy định tại Điều 112 và Điều 113 của Luật này, người sử dụng lao động có trách nhiệm giải quyets chế độ ốm đau, thai sản cho người lao động. 2. Hằng quý, người sử dụng lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ của những người lao động đã được giải quyết chế độ ốm đau, thai sản, trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau cho tổ chức bảo hiểm xã hội theo quy định tại các Điều 112, 113 và 116 của luật này. 3. Tổ chức bảo hiểm xã hội có trách nhiệm quyết toán trong thời hạn 15 ngày , kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; trường hợp không quyết toán phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do”.

Như vậy, Cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm thanh toán khoản trợ cấp này cho chị. Việc cơ quan bảo hiểm không thanh toán mà chỉ ghi phiếu chi chuyển cho kế toán xã để kế toán xã thanh toán là không đúng theo quy định của pháp luật.

Khuyến nghị:
  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.