Người sử dụng lao động và người lao động được tự do thỏa thuận về việc nghỉ phép khi giao kết hợp đồng lao động nhưng không được vi phạm các quy định của pháp luật lao động.
Hỏi: Tôi ký hợp đồng làm việc chính thức tại một công ty. Trong hợp đồng có quy định sau khi kí hợp đồng thì phải sau 05 tháng mới được nghỉ phép, nếu nghỉ trong thời gian dưới 05 tháng sau khi ký hợp đồng sẽ bị trừ lương. Đề nghị Luật sư tư vấn, công ty quy định như thế có đúng không? (Lương Hải Yến - Nam Định)
>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật gia Nguyễn Thị Tâm - Tổ tư vấn pháp luật lao động của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Bộ luật Lao động năm 2012 quy định như sau:
Giao kết hợp đồng phải tuân theo các nguyên tắc: “1. Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực; 2. Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hộ”. (Điều 17)
“1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong những trường hợp sau đây: a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày; b) Con kết hôn: nghỉ 01 ngày; c) Bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng chết; vợ chết hoặc chồng chết; con chết: nghỉ 03 ngày.
2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; bố hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương”. (Điều 116)
“2. Hợp đồng lao động vô hiệu từng phần khi nội dung của phần đó vi phạm pháp luật nhưng không ảnh hưởng đến các phần còn lại của hợp đồng”. (Khoản 2 Điều 50)
Như vậy, người sử dụng lao động và người lao động được tự do giao kết hợp đồng nhưng không được phép vi phạm các quy định của pháp luật lao động. Pháp luật quy định cho phép người lao động có thể nghỉ phép trong những trường hợp Luật định. Vì vậy, việc công ty anh (chị) quy định sau 05 tháng kể từ ngày ký hợp đồng mới được nghỉ phép là trái pháp luật. Do đó, hợp đồng lao động ký kết giữa anh (chị) và công ty được coi là vô hiệu từng phần.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận