-->

Hưởng lương bằng với mức lương thử việc thì phải làm gì?

Theo quy định của pháp luật là mức lương thử việc ít nhất bằng 85% mức lương của công việc đó.

Hỏi: Cơ quan và tôi ký hợp đồng lần 1 vào ngày 1/8/2009 với thời gian 1 năm, mức lương hưởng 85% của hệ số 2,34 bao gồm cả thời gian thử việc là 2 tháng. Tuy nhiên, sau thời gian thử việc 2 tháng đó, tôi vẫn hưởng mức lương 85% của hệ số 2,34. Đến ngày 10/1/2010 tôi ký hợp đồng lần 2 với thời hạn 1 năm, mức lương hưởng vẫn là 85% của hệ số 2,34. Đến ngày 1/1/2011, tôi ký hợp đồng lần 3 với thời hạn 1 năm, mức lương hưởng 100% của hệ số 2,34. Nay, tôi muốn hỏi luật sư: - Như tôi tìm hiểu, sau khi hết thời gian thử việc 02 tháng, người sử dụng lao động phải ký kết một hợp đồng khác và trả lương 100% của hệ số 2,34. Trong khi đó, cơ quan vẫn trả tôi mức lương 85% của hệ số 2,34 trong vòng 14 tháng là không đúng quy định. Vậy, tôi có được truy lĩnh lại số tiền mà cơ quan đã chi trả sai cho tôi không? Nếu có thì trách nhiệm của mỗi bên là như thế nào? Cần làm những thủ tục gì, có những vấn đề gì vướng mắc cần phải giải quyết không? - Thứ 2, tôi muốn hỏi luật sư, thời gian tôi bị hưởng mức lương 85% trong vòng 14 tháng như vậy có được tính vào thời gian để xét nâng lương thường xuyên hay không? (Đức Thái - Tuyên Quang)


>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Ngô Đức Cường - Tổ tư vấn pháp luật lao động của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Theo quy định của pháp luật là mức lương thử việc ít nhất bằng 85% mức lương của công việc đó, theo thông tin anh (chị) cung cấp thì công ty có quy định về mức lương cụ thể với công việc của anh (chị), từ đó căn cứ để làm mức lương thủ việc. Như vậy công ty đã thực hiện đúng việc công khai thang lương, bảng lương, tuy nhiên căn cứ vào thang lương bảng lương công ty của anh (chị) đã vi phạm hành vi quy định tại khoản 3 điều Nghị định 88/2015/NĐ-CP về hành vi trả lương thấp hơn mức quy định tại thang lương, bảng lương: “3. Phạt tiền người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn; trả lương thấp hơn mức quy định tại thang lương, bảng lương đã gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc ban đêm, tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định của pháp luật; khấu trừ tiền lương của người lao động không đúng quy định của pháp luật; trả lương không đúng quy định cho người lao động khi tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động, trong thời gian tạm đình chỉ công việc, trong thời gian đình công, những ngày người lao động chưa nghỉ hàng năm theo một trong các mức sau đây: a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động; b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động; c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động; d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động; đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên”.
Ngoài hình thức phạt tiền công ty anh (chị) còn phải chấp hành biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 7 điều 13 Nghị định 88/2015/NĐ-CP như sau: “7. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này; b) Buộc trả đủ khoản tiền tương ứng với mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và tiền nghỉ phép hằng năm cho người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 5 Điều này”.

Khuyến nghị:
  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.