-->

Hưởng chế độ thất nghiệp khi chấm dứt hợp đồng lao động

Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau: Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;...

Hỏi: Công ty tôi là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, có trụ sở đặt tại Hà Nội và chi nhánh đặt tại Tp HCM. Với lý do kinh tế (kinh doanh thua lỗ), nên công ty thông báo đóng cửa chi nhánh, chấm dứt HĐLĐ đối với một số nhân viên (HĐLĐ vô thời hạn) của chi nhánh, trong đó có tôi.Tôi vào làm việc tại công ty từ tháng 4/2011, tính đến thời điểm thông báo chấm dứt hợp đồng là 5 năm 16 ngày. Do là công ty có dưới 10 người nên không đóng bảo hiểm thất nghiệp cho nhân viên cho đến khi áp dụng luật đóng BHTN mới (Công ty bắt đầu đóng BHTN cho nhân viên từ tháng 1/2015).Các chế độ tôi được hưởng như thế nào? Trong thời gian chờ kết thúc Hợp đồng Công ty có quyền điều chuyển tôi ra Hà Nội làm việc không? Nếu có thì có phải trả những khoản chi phí như nơi ở, công tác phí? (Hồng Vũ - Vĩnh Phúc)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198  Luật gia Nguyễn Thanh Hương - Tổ tư vấn pháp luật doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Thanh Hương - Tổ tư vấn pháp luật doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Khoản 1 Điều 43Luật Việc làm quy định:

Điều 43. Đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp

"1.Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:

a)Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;

b)Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;

c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng".

Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tại khoản này thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Theo quy định tại khoản 1Điều 44 Luật Việc làm, người sử dụng lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động tại tổ chức bảo hiểm xã hội trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc có hiệu lực.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 49 Luật Việc làm, người lao động làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn phải đóng đủ 12 tháng trong vòng 24 tháng trướckhi nghỉ việc mới được hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Theo như thông tin mà bạn cung cấp, tuy có vi phạm trong vấn đề tổ chức cho người lao động đóng bảo hiểm xã hội nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội của người lao động vẫn được đảm bảo hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định của pháp luật.

Theo hướng dẫn tại Điều 8 Thông tư 28/2015/TT_BTP hướng dẫn thi hành Nghị định 28/2015/NĐ_CP hướng dẫn thi hành Luật Việc làm

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng của người lao động được xác định như sau:

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

=

Mức lương bình quân của 06 tháng liền kề có đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi thất nghiệp

x

60%

+ Trường hợp những tháng cuối cùng trước khi thất nghiệp, người lao động có thời gian gián đoạn đóng bảo hiểm thất nghiệp thì 06 tháng liền kề để tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp là bình quân tiền lương của 06 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật.

+Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng của người lao động tối đa không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật Lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 44 Bộ Luật Lao động, trong trường hợp vì lý do kinh tế mà nhiều người lao động có nguy cơ mất việc làm, phải thôi việc, thì người sử dụng lao động phải xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này.

Điều 46. Phương án sử dụng lao động

"1. Phương án sử dụng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:

a) Danh sách và số lượng người lao động tiếp tục được sử dụng, người lao động đưa đi đào tạo lại để tiếp tục sử dụng;

b) Danh sách và số lượng người lao động nghỉ hưu;

c) Danh sách và số lượng người lao động được chuyển sang làm việc không trọn thời gian; người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động;

d) Biện pháp và nguồn tài chính bảo đảm thực hiện phương án.

2. Khi xây dựng phương án sử dụng lao động phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở".

Như vậy, bạn có thể được ra làm việc tại Hà Nội và được hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ chi phí nơi ở, công tác phí tùy thuộc vào phương án sử dụng lao động của chủ sử dụng lao động.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật doanh nghiệp mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.