Thông tư 08/2013/TT-BNV hướng dẫn thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động quy định về thời gian không được tính để xét nâng bậc lương thường xuyên.
Hỏi: Vợ chồng tôi mắc bệnh vô sinh nên phải thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm. Thật may mắn là sau nhiều lần tiến hành tôi đã mang bầu. Do tôi sợ xảy thai do đi lại nhiều + lên xuống cầu thang nên trong quá trình này tôi đã xin phép nhà trường cho tôi được nghỉ dạy không hưởng lương 9 tháng (tự nguyện đóng bảo hiểm) và được nhà trường đồng ý.Trong quá trình tôi nghỉ, đến nay đã được 7 tháng tôi vẫn thấy nhà trường chuyển lương vào tài khoản của tôi. (Tôi cũng không hiểu lý do vì sao). Mới đây tôi được biết là phòng tài vụ chưa nhận được quyết định nghỉ không lương gì liên quan đến tôi từ phòng tổ chức cán bộ nên họ vẫn chuyển lương bình thường.Tôi cũng xác định trước là sớm hay muộn số tiền lương 9 tháng đó tôi sẽ phải trả lại cho nhà trường. Tuy nhiên tôi có điều thắc mắc như sau: Nếu phải hoàn trả lại, theo quy định của pháp luật tôi sẽ phải trả lại số tiền như thế nào và trong 9 tháng tôi nghỉ không lương như vậy tôi có được xét lên bậc lương như những giáo viên khác không? (Lê Bình - Hà Nội).
- Thông tư 08/2013/TT-BNV hướng dẫn thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động quy định về thời gian không được tính để xét nâng bậc lương thường xuyên :“Thời gian không được tính để xét nâng bậc lương thường xuyên, gồm:Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương;Thời gian đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước và ở nước ngoài vượt quá thời hạn do cơ quan có thẩm quyền quyết định;Thời gian bị đình chỉ công tác, bị tạm giữ, tạm giam và các loại thời gian không làm việc khác ngoài quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này.Tổng các loại thời gian không được tính để xét nâng bậc lương thường xuyên quy định tại Điểm này (nếu có) được tính tròn tháng, nếu có thời gian lẻ không tròn tháng thì được tính như sau: Dưới 11 ngày làm việc (không bao gồm các ngày nghỉ hằng tuần và ngày nghỉ làm việc được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật về lao động) thì không tính; từ 11 ngày làm việc trở lên tính bằng 01 tháng” (Điểm c Khoản 1 Điều 2 ).
Theo quy định pháp luật nêu trên, trường hợp của bạn xin nghỉ việc không hưởng lương 09 tháng, được người đứng đầu đơn vị đồng ý thì theo nguyên tắc trường hợp này sẽ không đóng BHXH và thời gian này không được tính để hưởng BHXH. Trong trường hợp này, bạn chỉ phải thanh toán cho nhà trường tiền lương thực tế bạn đã nhận hoặc đã thỏa thuận với nhà trường. Thêm vào đó, thời gian 9 tháng bạn nghỉ không lương sẽ không được tính vào thời gian để xét lên bậc lương theo quy định.
- Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
- Nội dung tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận