-->

Đơn phương chấm dứt HĐLĐ có phải bồi thường chi phí đào tạo?

Luật sư tư vấn bồi thường chi phí đào tạo...

Hỏi: Hiện tại em đang làm việc cho công ty Nhật Bản tại Việt Nam. Trước khi kí hợp đồng lao động với công ty, tháng 6/2015 em có kí một bản cam kết với công ty có nội dung là: đồng ý kí hợp đồng làm việc 3 năm với công ty, trong thời gian 3 năm nếu tự ý bỏ việc thì phải hoàn trả lại chi phí đào tạo. Ngày 1/8/2015 em chính thức kí hợp đồng lao động với công ty, và bắt đầu làm việc từ ngày đó. Trong hợp đồng lao động không có ghi chi phí đào tạo là bao nhiêu, thời gian đào tạo là bao nhiêu cả. Bây giờ em muốn nghỉ việc. Em nộp đơn trước 30 ngày sau đó nghỉ việc. Trường hợp của em, công ty có quyền bắt em bồi thường chi phí đào tạo hay không? (kể từ ngày làm việc tại công ty, công ty cho em đi học bên ngoài với chi phí 3 triệu đồng, còn lại là cho người cấp trên dạy chuyên môn ngay tại công ty) (Phúc Nguyễn - Hải Dương)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198  Luật gia Nguyễn Thanh Hương - Tổ tư vấn pháp luật lao động của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Thanh Hương - Tổ tư vấn pháp luật lao động của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:


Trước tiên, Bộ luật Lao động quy định về bồi thường chi phí đào tạo như sau:“Điều 43. Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật:..3. Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này”.

Theo đó, người lao động chỉ trong trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật mới phải bồi thường chi phí đào tạo.

Vì vậy, trong trường hợp của bạn, nếu bạn đã tuân thủ quy định pháp luật về thời hạn báo trước thì sẽ là chấm dứt HĐLĐ đúng luật. Cụ thể:

“2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước:
a) Ít nhất 3 ngày làm việc đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và g khoản 1 Điều này;
b) Ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn; ít nhất 03 ngày làm việc nếu là hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này;
c) Đối với trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều này thời hạn báo trước cho người sử dụng lao động được thực hiện theo thời hạn quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.
3. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này”.

Bạn không trình bày rõ HĐLĐ bạn kí kết thuộc loại hợp đồng nào nên không thể khẳng định việc làm của bạn có đúng quy định về thời hạn báo trước hay không. Vì vậy, bạn vui lòng xem xét nội dung trên và áp dụng vào tình huống của bản thân.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.