-->

Đối với yêu cầu của công an, công dân có nghĩa vụ gì?

Tổ chức, công dân có quyền và nghĩa vụ phát hiện, tố giác hành vi phạm tội; có trách nhiệm thực hiện yêu cầu và tạo điều kiện để Cơ quan điều tra, Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, cơ quan khác của Công an nhân dân...

Hỏi: Tôi được cơ quan điều tra đề nghị giúp đỡ, tạo điều kiện để họ phá một vụ án. Đề nghị Luật sư tư vấn, nếu tôi từ chối thì có được không? (Hoàng Anh - Hải Phòng)
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Thị Yến - Tổ tư vấn pháp luật hình sự của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Điều 25 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 quy định trách nhiệm của các tổ chức và công dân trong đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm: “1. Các tổ chức, công dân có quyền và nghĩa vụ phát hiện, tố giác hành vi phạm tội; tham gia đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, góp phần bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức. 2. Cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm tạo điều kiện để các tổ chức và công dân tham gia tố tụng hình sự; phải trả lời kết quả giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm cho tổ chức đã báo tin, người đã tố giác tội phạm biết. 3. Các tổ chức, công dân có trách nhiệm thực hiện yêu cầu và tạo điều kiện để cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng thực hiện nhiệm vụ".

Khoản 1 Điều 7 Pháp lệnh Điều tra hình sự năm 2004 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và công dân trong hoạt động điều tra: “1. Tổ chức, công dân có quyền và nghĩa vụ phát hiện, tố giác hành vi phạm tội; có trách nhiệm thực hiện yêu cầu và tạo điều kiện để Cơ quan điều tra, Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thực hiện nhiệm vụ điều tra”.

Theo quy định của pháp luật, công dân có nghĩa vụ chấp hành những yêu cầu của điều tra viên để họ thực hiện nhiệm vụ điều tra. Tuy nhiên, về nguyên tắc, những yêu cầu của điều tra viên, người tiến hành tố tụng phải hợp pháp thì mới có hiệu lực bắt buộc thi hành đối với người được yêu cầu. Công dân có quyền từ chối thực hiện khi có căn cứ cho rằng những yêu cầu đối với họ là trái pháp luật. Trường hợp yêu cầu được xác định là hợp pháp thì có thể công dân phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự từ chối của mình. Như vậy trường hợp của anh (chị), có quyền từ chối khi có căn cứ cho rằng những yêu cầu đối với họ là trái pháp luật.

Khuyến nghị:
  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật hình sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.