-->

Nhà máy xả thải gây ô nhiễm môi trường phải chịu trách nhiệm gì?

Nhà máy xả thải gây ô nhiễm môi trường có thể sẽ phải chịu các trách nhiệm pháp lý như sau: trách nhiệm hình sự về các tội ô nhiễm môi trường, trách nhiệm hành chính, trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Hỏi: Ngay cạnh chỗ tôi ở có một lò nấu hóa chất để xử lý nước thải cho các nhà máy. Mỗi lần nấu đều có hơi bốc lên kèm theo đó là khói với mùi rất khó chịu, khói lan tỏa khắp nơi khiến cây cối xung quanh phải chết, sắt thép phải rỉ.Chúng tôi cũng đã từng kiến nghị lên cơ quan cóthẩm quyền nhưng chẳng ích gì hơn thế lò nấu đang được mở rộng ra. Đề nghị Luật sư tư vấn, cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết vấn đề này và trách nhiệm của nhà máy phải chịu là gì? (Nguyễn Hữu Trưởng - Thanh Hóa)

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Hà Phương Thảo - Tổ tư vấn pháp luật hành chính của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Theo như thông tin anh (chị) đưa ra thì nhà máy trên có thể sẽ phải chịu các trách nhiệm pháp lý như sau:-Trách nhiệm hình sự về các tội ô nhiễm môi trường;-Trách nhiệm hành chính;-Trách nhiệm bồi thường thiệt hại.Việc chịu trách nhiệm pháp lí sẽ phụ thuộc vào mức độ hành vi vi phạm của nhà máy trên.

Thứ nhât, Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự 2009 có các quy định như sau:

"Điều1. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Bộ luật hình sự:

17. Điều 182 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"1. Người nào thải vào không khí, nguồn nước, đất các chất gây ô nhiễm môi trường, phát tán bức xạ, phóng xạ vượt quá quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải ở mức độ nghiêm trọng hoặc làm môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác, thì bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:a) Có tổ chức;b) Làm môi trường bị ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng khác.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

18. Bổ sung Điều 182a như sau:

“Điều 182a. Tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại

1. Người nào vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 182 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:a) Có tổ chức;b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng;c) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

19. Bổ sung Điều 182b như sau:

“Điều 182b. Tội vi phạm quy định về phòng ngừa sự cố môi trường

1. Người nào vi phạm quy định về phòng ngừa sự cố môi trường để xảy ra sự cố môi trường hoặc vi phạm quy định về ứng phó sự cố môi trường làm môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác, thì bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”"

Như vậy, nhà máy có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu như vi phạm các quy định trên.

Thứ hai,Nhà máy trên cũngcó thể bị truy cứu trách nhiệm hành chính theo các quy định trongNghị đinh 179/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Bạn có thể tham khảo:

Thứ ba, nhà máy có thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật bảo vệ môi trường 2014 như sau:

"Điều164. Nguyên tắc xử lý trách nhiệm đối với tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường

1. Ô nhiễm môi trường và hậu quả do ô nhiễm môi trường phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nghiên cứu, điều tra và kết luận kịp thời.

2. Hành vi gây ô nhiễm, suy thoái môi trường của tổ chức, cá nhân phải được phát hiện và xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.

3. Nguyên tắc xác định trách nhiệm cá nhân được quy định như sau:

a) Người đứng đầu trực tiếp của tổ chức phải chịu trách nhiệm đối với hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường có liên quan đến hoạt động của tổ chức mình;

b) Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường có trách nhiệm khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra;

c) Trường hợp cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường do thực hiện nhiệm vụ được tổ chức giao thì tổ chức phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật."

Thứ tư,anh (chị) có thể thực hiện việctố cáo theo các quy định như sau:

Điều 162 Luật bảo vệ môi trường 2014 quy định như sau:

"Điều162. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về môi trường:1. Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, khởi kiện về hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.2. Cá nhân có quyền tố cáo vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường với cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố cáo.3. Thời hiệu khởi kiện về môi trường được tính từ thời điểm tổ chức, cá nhân bị thiệt hại phát hiện được thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật về môi trường của tổ chức, cá nhân khác."

Điều 9 Luật tố cáo 2011 quy định như sau:

"Điều 9. Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo

1. Người tố cáo có các quyền sau đây:a) Gửi đơn hoặc trực tiếp tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;b) Được giữ bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích và các thông tin cá nhân khác của mình;c) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thông báo về việc thụ lý giải quyết tố cáo, thông báo chuyển vụ việc tố cáo sang cơ quan có thẩm quyền giải quyết, thông báo kết quả giải quyết tố cáo;d) Tố cáo tiếp khi có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không đúng pháp luật hoặc quá thời hạn quy định mà tố cáo không được giải quyết;đ) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền bảo vệ khi bị đe dọa, trả thù, trù dập;e) Được khen thưởng theo quy định của pháp luật.

2. Người tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:a) Nêu rõ họ, tên, địa chỉ của mình;b) Trình bày trung thực về nội dung tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo mà mình có được;c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo của mình;d) Bồi thường thiệt hại do hành vi cố ý tố cáo sai sự thật của mình gây ra."

Luật tố tụng hình sự 2003 quy định như sau:"Điều101. Tố giác và tin báo về tội phạm:Công dân có thể tố giác tội phạm với Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hoặc với các cơ quan khác, tổ chức. Nếu tố giác bằng miệng thì cơ quan, tổ chức tiếp nhận phải lập biên bản và có chữ ký của người tố giác.Cơ quan, tổ chức khi phát hiện hoặc nhận được tố giác của công dân phải báo tin ngay về tội phạm cho Cơ quan điều tra bằng văn bản."

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật hành chính mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.