-->

Địa điểm giao hàng trong hợp đồng mua bán hàng hóa được quy định như thế nào?

Pháp luật tôn trọng quyền thỏa thuận của các bên trong việc lựa chọn địa điểm giao hàng hóa khi thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa.

Hỏi: Tôi có giao kết hợp đồng mua gỗ với công ty B tại Việt Nam nhưng tôi chưa rõ quy định pháp luật của Việt Nam về địa điểm giao hàng hóa. Đề nghị Luật sư tư vấn giúp tôi quy định về địa điểm giao hàng theo quy định của pháp luật Việt Nam. (Ariga Nato - Nhật Bản)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198


Luật gia Đoàn Thị Bích - Tổ tư vấn pháp luật Doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Về địa điểm giao hàng Luật Thương Mại 2005 quy định như sau:

“Điều 35. Địa điểm giao hàng
1. Bên bán có nghĩa vụ giao hàng đúng địa điểm đã thoả thuận.
2. Trường hợp không có thoả thuận về địa điểm giao hàng thì địa điểm giao hàng được xác định như sau:
a) Trường hợp hàng hoá là vật gắn liền với đất đai thì bên bán phải giao hàng tại nơi có hàng hoá đó;
b) Trường hợp trong hợp đồng có quy định về vận chuyển hàng hoá thì bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho người vận chuyển đầu tiên;
c) Trường hợp trong hợp đồng không có quy định về vận chuyển hàng hoá, nếu vào thời điểm giao kết hợp đồng, các bên biết được địa điểm kho chứa hàng, địa điểm xếp hàng hoặc nơi sản xuất, chế tạo hàng hoá thì bên bán phải giao hàng tại địa điểm đó;
d) Trong các trường hợp khác, bên bán phải giao hàng tại địa điểm kinh doanh của bên bán, nếu không có địa điểm kinh doanh thì phải giao hàng tại nơi cư trú của bên bán được xác định tại thời điểm giao kết hợp đồng mua bán.”

Pháp luật tôn trọng quyền thỏa thuận của các bên trong việc lựa chọn địa điểm giao hàng hóa. Trên thực tế, tùy thuộc vào giá trị của tài sản mua bán cũng như thời gian thực hiện hợp đồng mà địa điểm giao hàng hóa thường được xác định khác nhau. Đối với những hợp đồng mà tài sản mua bán có giá trị nhỏ, thời gian thực hiện ngắn thì địa điểm giao hàng hóa và địa điểm trả tiền chính là địa điểm giao kết hợp đồng dân sự (Ví dụ, mua bán các loại thực phẩm ngoài cửa hàng, ngoài chợ). Đối với những loại hợp đồng này, thường các bên ít quan tâm tới địa điểm giao tài sản, bởi vì hợp đồng được giao kết, thực hiện và chấm dứt trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, đổi vối những hợp đồng mà tài sản mua bán có giá trị lớn, thời gian thực hiện hợp đồng kéo dài thì các bên thường thỏa thuận cụ thể về địa điểm thực hiện nghĩa vụ giao hàng hóa, bởi vì nó còn liên quan đến các loại chi phí có liên quan như chi phí vận chuyển.

Như vậy anh và công ty B nên quy định rõ ràng địa điểm giao hàng trong hợp đồng, nếu hai bên không quy định rõ thì địa điểm giao hàng được xác định là kho chứa hàng, địa điểm xếp hàng hoặc nơi sản xuất của bên công ty B.

Khuyến nghị:
  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật Hôn nhân và Gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.