-->

Quy trình nhập khẩu thực phẩm

Các cơ sở kinh doanh muốn nhập khẩu bất kỳ loại thực phẩm nào vào thị trường Việt Nam cần thực hiện một Quy trình nhập khẩu thực phẩm gồm 03 bước: Công bố thực phẩm, Xin cấp phép vệ sinh an toàn thực phẩm, thực hiện thủ tục Hải quan đối với thực phẩm nhập khẩu.

Cùng với quá trình phát triển của nền kinh tế, thị trường thực phẩm nhập khẩu ngày càng phát triển mạnh. Đối với các doanh nghiệp, việc nhập khẩu thực phẩm phải trải qua quy trình, thủ tục nghiêm ngặt. Việc nắm chắc các quy định của pháp luật liên qua đến nhập khẩu thực phẩm sẽ giúp các doanh nghiệp giảm thiểu những rủi ro bởi các thủ tục hành chính, đẩy mạnh phát triển kinh doanh thực phẩm nhập khẩu.

 Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Một là quy định của pháp luật về quy trình nhập khẩu thực phẩm

Căn cứ Khoản 1, Điều 14, Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm thì: “Tất cả các loại thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm khi nhập khẩu vào Việt Nam phải kiểm tra tại cơ quan kiểm tra nhà nước có thẩm quyền do các Bộ quản lý ngành chỉ định...”. Như vậy, đối với mặt hàng thực phẩm chức năng (TPCN) nhập khẩu vào Việt Nam phải thực hiện kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm.

Riêng với thực phẩm chức năng, Căn cứ Điều 3 Thông tư số 43/2014/TT-BYT ngày 24/11/2014 của Bộ Y tế quy định:

"1. Thực phẩm chức năng nhập khẩu và sản xuất trong nước đã có quy chuẩn kỹ thuật phải được công bố hợp quy và đăng ký bản công bố hợp quy tại Bộ Y tế (Cục An toàn thực phẩm) trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.

2. Thực phẩm chức năng nhập khẩu và sản xuất trong nước chưa có quy chuẩn kỹ thuật phải được công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm và đăng ký bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm tại Bộ Y tế (Cục An toàn thực phẩm) trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường".

Hai là quy trình nhập khẩu thực phẩm

Các cơ sở kinh doanh muốn nhập khẩu bất kỳ loại thực phẩm nào vào thị trường Việt Nam cần thực hiện một Quy trình nhập khẩu thực phẩm gồm 03 bước:

Bước 1: Công bố thực phẩm: Công bố hợp quy hoặc Công bố phù hợp quy định An toàn thực phẩm

Bước 2: Xin cấp phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Bước 3: Thực hiện thủ tục Hải quan đối với thực phẩm nhập khẩu

Cụ thể như sau:

Bước 1:Việc công bố thực phẩm thực hiện theo quy định tại:

  • Luật an toàn thực phẩm (ANTP) năm 2010
  • Nghị định số 38/2012/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều Luật ATTP
  • Thông tư số 19/2012/TT-BYT hướng dẫn việc công bố phù hợp quy định ATTP
  • Thông tư số 43/2014/TT-BYT ngày 24/11/2014 của Bộ Y tế

Bước 2: Xin cấp phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Theo thông tư số 28/2013/TT-BTC Việc thực hiện thủ tục xin cấp phép nhập khẩu thực phẩm bắt buộc phải thực hiện nếu thuộc trường hợp:

  • Các nguyên liệu thực phẩm đã qua chế biến công nghiệp không cần qua tinh chế lại nhằm phục vụ sản xuất trực tiếp hoặc sang bao đóng gói lại;
  • Các chất sử dụng trong chế biến thực phẩm
  • Thực phẩm bao gói sẵn sử dụng trực tiếp;
  • Các sản phẩm được quy định (khi có thông tin rủi ro về an toàn,dịch bệnh hoặc được Bộ Y tế yêu cầu bằng văn bản) ;
  • Các sản phẩm khác thuộc Danh mục phải công bố tiêu chuẩn do Bộ Y tế ban hành theo từng thời kỳ.

Những loại thực phẩm không cần xin giấy phép nhập khẩu:
  • Thực phẩm mang theo người để tiêu dùng cá nhân không quá số lượng phải nộp thuế nhập khẩu;
  • Thực phẩm là quà biếu nhân đạo,là hàng trong túi ngoại giao,túi lãnh sự theo quy định của pháp luật;
  • Thực phẩm tạm nhập, tái xuất; quá cảnh,chuyển khẩu;gửi kho ngoại quan
  • Thực phẩm là mẫu thử nghiệm hoặc nghiên cứu;hàng mẫu tham gia các hội chợ;
  • Thực phẩm trao đổi của cư dân biên giới;
  • Thực phẩm do các doanh nghiệp Việt Nam gia công cho chủ hàng nước ngoài chỉ để xuất khẩu;
  • Nguyên liệu thô phải qua tinh chế, chế biến lại (dầu thực vật,lá và sợi thuốc lá,thảo dược dùng trong chế biến thực phẩm) ;
  • Thực phẩm tươi sống, sơ chế thuộc danh mục phải qua kiểm dịch động vật hoặc kiểm dịch thực vật
Bước 3: Thực hiện thủ tục hải quan đối với thực phẩm nhập khẩu
  • Cơ quan tiếp nhận: Cơ quan Hải quan tiếp nhận kiểm tra quyết định thông quan theo quy định
  • Thuế:
- Thuế XNK theo biểu thuế XNK hiện hành
- Thuế VAT theo Luật thuế GTGT
  • Hồ sơ Hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu gồm:

STT

Loại tài liệu

Ghi chú

1

Tờ khai hàng hóa nhập khẩu

Theo mẫu

2

Hóa đơn thương mại trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán

01 bản chụp

3

Vận tải đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương

01 bản chụp.

4

Giấy phép nhập khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu; Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan

01 bản chính

5

Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc Giấy thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành (nếu có)

01 bản chính.

6

Tờ khai trị giá

Theo mẫu,

7

Hợp đồng uỷ thác nhập khẩu hàng hoá,

01 bản chụp;

8

Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa

01 bản chính


Luật gia Trịnh Thị Khánh Ly- Phòng tư vấn cấp phép và đầu tư Công ty Luật TNHH Everest,tổng hợp.

Quý Khách hàng yêu cầu cung cấp dịch vụ có thể liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest theo một trong các phương thức sau:

  1. Giao dịch trực tiếp tại các địa chỉ sau: (i) Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kom Tum, Thanh Xuân, Hà Nội; (ii) Chi nhánh Hà Nội: Tầng 2 Tòa nhà Ngọc Khánh, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội; (iii) Trung tâm thực hành nghề luật - Khoa Luật kinh tế Đại học Hòa Bình, số 8 phố Bùi Xuân Phái, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
  2. Gọi điện thoại tới Tổng đài tư vấn 1900 6198
  3. Liên hệ qua phương thức điện tử (trực tuyến): E-mail [email protected]; Zalo số (0936978889); Facebook: https://www.facebook.com/congtyluateverest