-->

Đi làm bù khi nghỉ có việc riêng được quy định thế nào?

Được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Do yêu cầu công việc, viên chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì được thanh toán một khoản tiền cho những ngày không nghỉ.

Hỏi: Con tôi là giáo viên trực tiếp giảng dạy khối lớp lá (trẻ 5, 6 tuôi). Cháu công tác tại đơn vị đã được 12 năm. Trong năm học này (2013-2014), cháu có nghỉ phép 17 ngày vì lý do gia đình, có một mình cháu là con, bản thân tôi bị bệnh ung thư giai đoạn cuối đang điều trị tại bệnh viện Ung Bứu Thành phố Hồ Chí Minh nên cháu xin nghi phép để nuôi tôi, các ngày nghỉ nói trên nằm rải rác các tháng chứ không phải cùng một thời điểm. Khi cháu làm đơn xin nghỉ phép gởi lên ban giám hiệu trường, Hiệu trưởng nhận đơn và cuối mổi tháng nơi con tôi công tác có xét thi đua hàng tháng. Những tháng con tôi có nghỉ phép đều bị trừ điễm thi đua, cháu không được xếp loại thi đua, và hiệu trưởng trừ luôn tiền bồidưỡngbán trú của tháng đó để lấy tiền đó chi trả cho người dạy kiêm nhiệm thay con tôi, tiền con tôi làm công tác kiêm nhiệm Tổ trường chuyên môn mổi tháng thì Hiệu trưởng cũng trừ theo số ngày cháu đã nghỉ, duy nhất tiền lương thi không bị khấu trừ, nhưng tiền lương con tôi lĩnh mỗi tháng thì cháu tự chi trả cho giáo viên dạy cùng theo sự thỏa thuận của cháu và giáo viên đó, và cháu cũng đã thông qua ý kiến này cho hiệu trưởng biết (trong lớp, trong đơn vị nếu có giáo viên nghỉ, thì tự trường giải quyết ngày giờ công, phòng giáo dục không can thiệp, và giáo viên chủ nhiệm lớp tự thỏa thuận với nhau miễn sau đảm bảo chương trình học và sự an toàn cho các cháu là được). Nhưng cuối năm học, Hiệu trưởng thông báo con tôi phải trực trường 3 tuần lể để bù lại số ngày cháu đã nghỉ để trả ngày công lại cho nhà nước. Đề nghị Luật sư tư vấn, luật lao động đối với giáo viên mầm non có quy định xử lý trường hợp như con tôi hay không? Hiệu trưởng thông báo con tôi đi trực bù 3 tuần là đúng hay sai? (Hoàng Anh - Bắc Ninh)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198.
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198.

Luật gia Lưu Thị Ngọc Anh - Tổ tư vấn pháp luật lao động Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Theo Điều 13 Luật Viên chức có quy định quyền của viên chức về nghỉ ngơi như sau:

"1. Được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Do yêu cầu công việc, viên chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì được thanh toán một khoản tiền cho những ngày không nghỉ.

2. Viên chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa hoặc trường hợp đặc biệt khác, nếu có yêu cầu, được gộp số ngày nghỉ phép của 02 năm để nghỉ một lần; nếu gộp số ngày nghỉ phép của 03 năm để nghỉ một lần thì phải được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.

3. Đối với lĩnh vực sự nghiệp đặc thù, viên chức được nghỉ việc và hưởng lương theo quy định của pháp luật.

4. Được nghỉ không hưởng lương trong trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập".

Đồng thời, tại Khoản 4 Điều 6 Nghị định số 45/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động, có quy định về thời gian được coi là thời gian làm việc của người lao động để tính số ngày nghỉ hằng năm thì có bao gồm cả: thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu được người sử dụng lao động đồng ý nhưng cộng dồn không quá 01 tháng.

Theo Khoản 2 Điều 3 Thông tư 48/2011/TT- BGDĐT quy định chế độ làm việc của giáo viên mầm non, có quy định về: Thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên mầm non gồm: nghỉ hè và các ngày nghỉ khác, trong đó: thời gian nghỉ hè của giáo viên là 08 tuần, được hưởng nguyên lương và các phụ cấp, trợ cấp (nếu có).

Như vậy, trong trường hợp này, thời gian con gái bạn nghỉ việc riêng mà đã được sự đồng ý của bạn giám hiệu nhà trường, và 17 ngày đó theo quy định pháp luật vẫn được coi là thời gian làm việc bình thường mà không được hưởng lương, nên con gái bạn vẫn được nghỉ hàng năm (nghỉ hè) bình thường. Còn việc nhà trường yêu cầu con gái bạn đi làm bù vào thời gian nghỉ việc riêng là không đúng quy định pháp luật.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6218, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.