Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa do người khác sản xuất, có được không?

Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó

Đề nghị luật sư tư vấn, một tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất được không? Nếu có thì hồ sơ, thủ tục như thế nào?

Giả sử chúng tôi kinh doanh mặt hàng máy lọc nước, nhưng mặt hàng này lại do một doanh nghiệp khác sản xuất, nếu chúng tôi đăng ký nhãn hiệu máy lọc nước này không thì thực hiện thế nào? (Văn Mạnh)
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198


Thứ nhất, về việc tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường, nhưng do người khác sản xuất.

Khoản 2 Điều 87 Văn băn hợp nhất Số 19/VBHN-VPQH hợp nhất về Luật sở hữu trí tuệ quy định về Quyền đăng ký nhãn hiệu như sau:

"Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó....".

Như vậy, anh (chị) có thể đăng ký nhãn hiệu cho mặt hàng máy lọc do doanh nghiệp khác sản xuất, với điều kiện doanh nghiệp sản xuất máy lọc nước đó không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.

Thứ hai, về thủ tục đăng ký nhãn hiệu.

- Trình tự thực hiện: Cơ quan tiếp nhận đơn: Đơn đăng ký có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới trụ sởCục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh vàĐà Nẵng.

- Thẩm định hình thức đơn: Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đốivới đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không.

- Ra thông báo chấp nhận hoặc từ chối chấp nhận đơn:Trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo chấp nhận đơn;Trường hợp đơn không hợp lệ, Cục sẽ ra thông báo từ chối chấp nhận đơn.

- Công bố đơn: Đơn được coi là hợp lệ sẽ được công bố trên Công báo sở hữu côngnghiệp.

- Thẩm định nội dung đơn: Đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trongđơn theo các điều kiện bảo hộ, qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.

- Ra quyết định cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ:Nếu đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục Sở,hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ;Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, và người nộpđơn nộp lệ phí đầy đủ thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghinhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp, và công bố trên Công báo Sở hữutrí tuệ.

- Cách thức thực hiện: (i) Nộptrực tiếp tại trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện củaCục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng; hoặc (ii)Qua bưu điện.

- Thành phần, số lượng hồ sơ01 bộ, gồm: (i) Tờ khai (02 tờ theo mẫu); (ii) Mẫu nhãn hiệu (09 mẫu kích thước 80 x 80 mm); (iii)Các tài liệu liên quan (nếu cần); (iv) Chứng từ nộp phí, lệ phí.

- Thời hạn giải quyết: (i)Thẩm định hình thức: 01 tháng từ ngày nhận đơn; (ii) Công bố đơn: 02 tháng từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ; (iii)Thẩm định nội dung đơn: 06 tháng kể từ ngày công bố đơn.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức có nhu cầu.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Sở hữu trí tuệ.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: (i) Quyết định cấp hoặc từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu; (ii)Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

- Lệ phí: (i) Lệ phí nộp đơn: 180.000 đồng; (ii) Lệ phí công bố đơn: 120.000 đồng; (iii) Phí thẩm định nội dung: 300.000 đồng; (iv) Lệ phí cấp giấy chứng nhận: 120.000 đồng; (iv)Lệ phí đăng bạ: 120.000 đồng.

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (Mẫu).

Thứ ba, về việc Công ty của anh (chị) muốn đăngký nhãn hiệu cho máy lọc nước, nhưng mặt hàng này lại do một doanh nghiệp khác sản xuất.

Trường hợp có thể đáp ứng được quy định tại khoản 2 Điều 87 Văn băn hợp nhất Số 19/VBHN-VPQH hợp nhất về Luật sở hữu trí tuệ mà chúng tôi trích dẫn trên, thì Công ty của anh (chị) có thểđăngký nhãn hiệu cho máy lọc nước mà Công ty đang kinh doanh nhưng do Công ty khác sản xuất.

Luật gia Lê Thị Hồng Sơn - Trưởng nhóm tư vấn Sở hữu trí tuệ - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.

Khuyến nghị:
  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198,hoặc E-mail: [email protected]
  2. Nội dung tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.