Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
Đồng thời, Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định đối tượng nghĩa vụ cấp dưỡng như sau: “Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng theo quy định của Luật này. Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác”.
Theo đó, tuy giữa anh và cô gái kia không đăng ký kết hôn nên không phát sinh nghĩa vụ vợ chồng nhưng đứa trẻ và anh có quan hệ huyết thống. Hơn nữa, dựa vào thông tin anh đưa ra, đứa bé hiện vẫn đang được cô gái kia nuôi dưỡng nên anh vẫn phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho cháu bé và anh không thể chuyển giao nghĩa vụ này. Nói cách khác là anh không thể nhờ người khác chu cấp cho đứa trẻ.
Ngoài ra, theo Luật hôn nhân gia đình Điều 118 quy định chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng trong các trường hợp:
"1. Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình;
2. Người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi;
3. Người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng;
4. Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết;
5. Bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn đã kết hôn;
6. Trường hợp khác theo quy định của luật"
Như vậy, anh sẽ phải thực hiện nghĩa vụ cho đến khi đứa bé đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản tự nuôi mình.
- Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
- Nội dung tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận