-->

Có được nghỉ thêm khi hết thời hạn thai sản?

Sau khi hết thời gian hưởng chế độ khi sinh con là 06 tháng, con bị ốm thì lao động nữ được nghỉ thêm tối đa là 20 ngày để chăm sóc con theo quy đinh tại khoản 1 Điều 27 Luật Bảo hiểm xã hôi năm 2014.

Hỏi: Tôi làm tại CTTNHH được 3 năm. Tôi đóng bảo hiểm đầy đủ. Năm nay, tôi sinh cháu nên được hưởng nghỉ thai sản là 6 tháng. Thời gian nghỉ được gần 6 tháng thì con tôi bị sốt virut, hết 6 tháng cháu vẫn chưa khỏi. Đề nghị Luật sư tư vấn: Trong trường hợp của tôi, tôi có được kéo dài thời gian nghỉ theo chế độ bảo hiểm không?(Nguyễn Thị Lan - Bắc Giang)
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Dư Hồng Nhung - Công ty Luật TNHH Everest- trả lời:

- Luật Bảo hiểm xã hôi năm 2014 quy định thời gian hưởng chế độ khi sinh con:
“Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.” (khoản 1 Điều 34)

“Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau
Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm cho mỗi con được tính theo số ngày chăm sóc con tối đa là 20 ngày làm việc nếu con dưới 03 tuổi; tối đa là 15 ngày làm việc nếu con từ đủ 03 tuổi đến dưới 07 tuổi.” (khoản 1 Điều 27)

Vì vậy, sau khi chị hết thời gian hưởng chế độ khi sinh con là 6 tháng. Nhưng, con chị bị ốm thì chị được nghỉ thêm tối đa là 20 ngày để chăm sóc con theo quy đinh tại khoản 1 Điều 27 Luật Bảo hiểm xã hôi năm 2014.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.