Công ty Luật TNHH Everest tư vấn trường hợp tranh chấp lấn chiếm đất, nguyên đơn có được bồi thường thời gian và chi phí đi lại để khởi kiện hay không.
Hỏi: Tôi có thửa đất nằm cạnh đường đi chung rộng 2m dài 85m. Hiện nay đã bị nhà bên cạnh chiếm dụng hết cả đường đi và chiếm phần đất của tôi là 64m2. Tôi đã gởi đơn ra tòa một năm rưỡi rồi nhưng chưa xử, cách đây ít hôm tòa án có mời đương sự hai bên. Bên bị đơn nói họ lấy đủ 40m bề ngang còn dư thì trả lại, trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chính quy của họ chỉ có 39m, hiện tại sử dụng là 42m có nghĩa họ chiếm dụng 2m đường đị và 1m đất của tôi. Trường hợp tôi nêu trên có thuộc tội chiếm đoạt tài sản không và được xử lí như thế nào? Ngoài việc tôi được trả lại đất, tôi có được bồi thường thời gian, tiền chi phí đi lại trong thời gian từ lúc khởi kiện đến lúc kết thúc vụ án không? (Nguyễn Trang - Hà Nội)
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật gia Nguyễn Đại Hải - Tổ tư vấn pháp
luật tố tụng của Công ty Luật TNHH Everest - Trả lời:
Theo quy định của Luật Đất đai 2013:
"Điều 12. Những hành vi bị nghiêm cấm
1. Lấn chiếm, hủy hoại đất đai.
Điều 166. Quyền chung của người sự dụng đất:
Vậy hành vi lấn đất của gia đình trên đã xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp về đất đai của gia đình bạn. Trước tiên, gia đình bạn có thế thỏa thuận với hàng xóm về phần đất lấn chiếm này. Nếu các bên không tự hoà giải được theo quy định tại Điều 202Luật Đất đai năm 2013, trường hợp tranh chấp đất đai mà các bên không tự hòa giải được thì gửi đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tới Ủy ban nhân dân xã để được hòa giải.
Như vậy, để đòi lại mảnh đất trên bạn phải gửi đơn đến Ủy ban nhân dân xã để yêu cầu giải quyết tranh chấp. Chủ tịch UBND xã sẽ tổ chức hòa giải tranh chấp giữa các bên, việc hòa giải thành hay hòa giải không thành đều phải được lập thành văn bản và có chữ ký của các bên.Trường hợp chủ tịch UBND xã hòa giải không thành, bạn mới gửi đơn khởi kiện tới Tòa án nhân dân cấp huyện để được giải quyết.
Thời hạn chuẩn bị xét xửử vụ án của TAND sau khi đã thụ lý sẽ thực hiện theo Điều 203 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015:
"Điều 203. Thời hạn chuẩn bị xét xử:1. Thời hạn chuẩn bị xét xử các loại vụ án, trừ các vụ án được xét xử theo thủ tục rút gọn hoặc vụ án có yếu tố nước ngoài, được quy định như sau:a) Đối với các vụ án quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này thì thời hạn là 04 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án;Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 02 tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này và không quá 01 tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản này.Trường hợp có quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử được tính lại kể từ ngày quyết định tiếp tục giải quyết vụ án của Tòa án có hiệu lực pháp luật.3. Trong thời hạn chuẩn bị xét xử quy định tại khoản 1 Điều này, tùy từng trường hợp, Thẩm phán ra một trong các quyết định sau đây:a) Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự;b) Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự;c) Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự;d) Đưa vụ án ra xét xử.4. Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng".
Trong thời hạn tối đa là 4 tháng kể từ ngày thụ lý trừ trường hợp có tính chất phức tạp hoặc sự kiện bất khả kháng..Thẩm phán TAND được phân công sẽ ra 1 trong các quyết định theo khoản 3 Điều 203 BLTTDS 2015 để xem xét có tiếp tục giải quyết hay không đối với vụ án.
Với hành vi lấn đất sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 102/2014/NĐ-CP:"Điều 10. Lấn, chiếm đất 1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất.2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều này.3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất ở.4. Hành vi lấn, chiếm đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình thì hình thức và mức xử phạt thực hiện theo quy định tại Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực về hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở; trong lĩnh vực về giao thông đường bộ và đường sắt; trong lĩnh vực về văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo; trong lĩnh vực về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng, chống lụt, bão và trong các lĩnh vực chuyên ngành khác.5. Biện pháp khắc phục hậu quả:a) Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm đối với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này;b) Buộc trả lại đất đã lấn, chiếm đối với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này".
Theo quy định trên, hành vi lấn đất sẽ buộc phải khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm và trả lại phần đất đã lấn. Vậy ngoài việc phải trả lại đất trên thì gia đình trên sẽ không phải thực hiện việc bồi thường gì thêm đối với các chi phí đi lại ở trên, nên tốt nhất gia đình bạn nên thoả thuận lại với gia đình trên về vấn đề này để tránh những thiệt hại về thời gian và chi phí đi lại của cả hai gia đình.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật tố tụng mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận