-->

Chuyển nhượng đất không có hợp đồng có đòi lại được không ?

Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa hai người bạn của anh bạn và bạn được pháp luật công nhận và bạn được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được pháp luật bảo vệ. Do vậy, anh bạn không thể đòi lại mảnh đất mà bạn đã nhận chuyển nhượng từ hai người kia.

Hỏi: Trước 1985 nhà tôi có 1 miếng đất 3 mẹ con ở chung, khoảng năm 1989 anh tôi lấy vợ và ở riêng. Mẹ tôi chia đất ra thành 2 phần cho anh tôi 1 phần, 2 mẹ con tôi 1 phần. Đến năm 1993 tôi cũng có gia đình mẹ tôi nhường quyền sử dung đất cho tôi. Tới năm 1994 anh tôi bán cho 2 người khác 2000m2. Còn khoảng 700m2 anh bán lại cho tôi và khi đó anh em tôi không viết giấy tờ gì. Sau đó tôi mua lại của 2 người mà anh tôi đã bán trước đó để canh tác, các khoản thuế tôi cũng đã thực hiện đầy đủ cho nhà nước. Hiện giờ anh tôi có 1 tờ giấy “chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời” do UBND cấp vào ngày 18/9/1993. Nhưng nhà nước đã đo đạc toàn xã và cấp sổ đỏ cho tôi vào15/12/1995 với diện tích là 4800m2 và tôi đã có giấy quyết định về quyền sử dụng đất tên tôi kèm theo danh sách và 1 quyển sổ đăng ký sử dụng đất. Tôi canh tác từ đó tới năm 2014 và không có bất cứtranh chấp gì với ai. Hiện tại anh trai tôi dựa vào tờ giấy ”chứng nhận tạm thời “ và đưa đơn ra toàn án huyện và đòi lấy 1 phần đất màtôi đã mua của 2 hộ trước mà tôi đã mua lại (có giấy tờ mua bán của 2 hộ tôi đã mua lại, có người làm chứng). Xin hỏi Luật sư, anh tôi có căn cứ để đòi lại mảnh đất đó không? (Nguyễn Ngọc Nam – Hà Tĩnh)

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Trần Thu Trang - Tổ tư vấn pháp luật bất động sản của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Việc chuyển quyền sử dụng đất của bạn và hai người mua đất của anh bạn được thực hiện theo các quy định luật đất đai 1993 và các văn bản hướng dẫn.

Theo điều 73 khoản 3 luật đất đai 1993 có hiệu lực từ ngày 15/10/1993quy định người sử dụng đất có quyền: "chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật".

Khi các hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất xác lập từ sau ngày 15/10/1993 (ngày Luật Đất đai năm 1993 có hiệu lực) phát sinh tranh chấp thì giải quyết theo hướng dẫn của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao tại Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004.

Tại điểm A, tiểu mục 2.3, mục 2 Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP quy định các điều kiện để công nhận hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất như sau:

"A.1. Người tham gia giao kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có năng lực hành vi dân sự;

A.2. Người tham gia giao kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoàn toàn tự nguyện;

A.3. Mục đích và nội dung của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất không trái pháp luật, đạo đức xã hội;

A.4. Đất chuyển nhượng đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai năm 1987, Luật Đất đai năm 1993, Luật Đất đai năm 2003;

A.5. Bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải có đủ điều kiện chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải có đủ điều kiện về nhận chuyển nhượng theo qui định của pháp luật;

A.6. Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được lập thành văn bản có chứng nhận của Công chứng nhà nước hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền."

Như vậy, việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa hai người bạn của anh bạn và bạn được pháp luật công nhận. Quyền sử dụng đất của bạn đối với mảnh đất bạn đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được pháp luật bảo vệ. Do vậy, anh bạn không thể đòi lại mảnh đất mà bạn đã nhận chuyển nhượng từ hai người kia.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật bất động sản mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.