-->

Cho mượn "sổ đỏ" để thế chấp, có đòi được không?

Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh).

Hỏi: Gia đình tôi bị gia đình nhà cô tôi mượn bìa đỏ nhà đất. Gia đình tôi không hiểu biết lên đã ký và công chứng. Hiện nay đã được 01 năm hết hạn, vẫn nguyên tỷ 02 bên người cho vay đòi lấy đất nhà tôi. Bây giờ tôi phải làm thế nào để kiện và giữ được giấy tờ nhà đất. Gia đình cô tôi chỉ viết qua 01 năm không trả được thì trả miếng đất của gia đình cô ý. Gia đình cô ký hết chỉ không công chứng. Nhưng nhà cô bán đất mất rồi và vẫn không lấy lại sổ đỏ cho nhà tôi. Nhà tôi bây giờ chưa biết đi đâu về đâu. Nhà tôi chỉ có 01 miếng đất ý để ở. Bên cho vay bắt gia đình bỏ một tỷ sáu trăm triệu mới trả bìa sổ đỏ. Đề nghị Luật sư tư vấn, về vấn đề trên? (Đặng Thảo - Lạng Sơn)

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Ngô Đức Cường - Tổ tư vấn pháp luật bất động sản Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Bộ luật dân sự năm 2005 quy định:“Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Các bên cũng có thể thoả thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình” (Điều 361).

"Xử lý tài sản của bên bảo lãnh:Trong trường hợp đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh, mà bên bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên bảo lãnh phải đưa tài sản thuộc sở hữu của mình để thanh toán cho bên nhận bảo lãnh" (Điều 369).

Theo quy định trên, về mặt pháp lý, gia đình bạn cho cô của anh (chị)“mượn” sổ đỏ để thế chấp vay tiền thì người đứng tên thế chấp và có nghĩa vụ trả nợ thay người vay khi người vay không trả được nợ chính là gia đìnhanh (chị). Khi đó, người cho vay tiền sẽ yêu cầu gia đìnhanh (chị)là người bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho người được bảo lãnh (người vay). Việc gia đìnhanh (chị)cho nhà côanh (chị)“mượn” sổ đỏ, tức là mang tài sản của gia đình mình ra bảo lãnh cho nghĩa vụ trả nợ của người côanh (chị)là thoả thuận riêng (thoả thuận dân sự) của gia đìnhanh (chị)và côanh (chị). Nếu cô củaanh (chị)không thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì gia đìnhanh (chị)vẫn phải trả nợ cho người kia theo đúng hợp đồng bảo đảm đã ký. Trả nợ xong, gia đìnhanh (chị)mới được nhận lại được Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) của mình.

Khi viết hợp đồng gia đìnhanh (chị)và côanh (chị)có thỏa thuận qua 1 năm không trả được nợ thì trả miếng đất của côanh (chị), nhưng tài sản là miếng đất của côanh (chị)cũng đã bán nên để có thể rút được “sổ đỏ” nhanh gọn và thuận tiện nhất, bạn có thể yêu cầu côbạn dùng một tài sản khác để thỏa thuận vớibên cho vaynhận thế chấp thay thế cho tài sản của gia đìnhbạn. Hoặc gia đìnhbạn phải đứng ra trực tiếp trả nợ cho bên cho vay, sau đó yêu cầu côcủa bạn trả lại tiền nhàbạn. Nếu côbạn cố tình không trả, gia đìnhbạn có thể khởi kiện ra Toà án nhân dân cấp huyện nơi côbạn sinh sống, làm việc (điều 35 Bộ luật Tố tung dân sự năm 2004, sửa đổi bổ sung năm 2011).

Tuy nhiên, cần lưu ý việc khởi kiện côbạn ra toà án chỉ là con đường cuối cùng để giải quyết tranh chấp. Do nghĩa vụ chứng minh trong tố tụng dân sự là của đương sự nên khi khởi kiện,anh (chị)cần phải thu thập đầu đủ chứng cứ để chứng minh mối quan hệ giữa gia đìnhanh (chị)và côanh (chị)(chẳng hạn như giấy tờ cho mượn sổ đỏ, giấy cam kết trả nợ của côanh (chị)hay hợp đồng bảo đảm được lập giữa gia đìnhanh (chị), côanh (chị)và bên cho vay,….).

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật bất động sản mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.