-->

Chỉ nói miệng việc tặng cho đất, có được pháp luật công nhận không?

Công ty Luật TNHH Everest tư vấn trường hợp bố mẹ chỉ nói miệng sẽ tặng quyền sử dụng đất cho con, hợp đồng tặng cho có hiệu lực không.

Hỏi: Chị gái em lấy chồng, bố mẹ chồng cho mảnh đất nhưng không có giấy tờ gì mà chỉ nói miệng thôi. Hai anh chị đã xây nhà trên mảnh đất đấy rồi. Nhưng bây giờ do bất hòa nên bố mẹ chồng chị ấy muốn đòi lại đất thì có được không và nếu ra pháp luật thì chị em có lợi không? (Hàn Huyên - Thái Bình)
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Bùi Thị Phượng - Tổ tư vấn pháp luật đất đai Công ty Luật TNHH Everest trả lời:

Theo như bạn trình bày, bố mẹ của bạn tặng cho chị một thửa đất, nhưng các bên không ký kết hợp đồng bằng văn bản, không tiến hành bất cứ các thủ tục như chứng thực hay công chứng.

Quyền sử dụng đất là một tài sản đặc biệt, mà vì thế pháp luật quy định chặt chẽ về mặt thủ tục khi chủ sở hữu định đoạt tài sản này thuộc sở hữu của mình. Bộ luật dân sự hay Luật đất đai quy định về hình thức hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất bắt buộc phải lập thành văn bản, và tùy từng giai đoạn thủ tục công chứng, chứng thực cũng được quy định là thủ tục quyết định hiệu lực pháp lí của loại hợp đồng này.

Điều 129 Luật đất đai năm 2003 quy định về Trình tự, thủ tục đăng ký thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất như sau: “1.Việc nộp hồ sơ thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất được quy định như sau: Văn bản cam kết tặng cho hoặc hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải có chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất hoặc chứng nhận của công chứng nhà nước”.

Điều167 Luật đất đai năm 2013 quy định về Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất như sau: “3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau: a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này”.

Do bạn không trình bày rõ thời điểm các bên tiến hành thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất, tuy nhiên, nếu hợp đồng không được ký kết bằng văn bản thì sẽ bất lợi cho chị của bạn khi tiến hành giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền; trường hợp này, chị của bạn sẽ phải trả lại thửa đất đó lại cho bố mẹ của bạn, bởi hợp đồng tặng cho bằng lời nói sẽ bị vô hiệu.

Mặc dù vậy, nếu chị của bạn chứng minh rằng mình và chồng bỏ tiền để xây dựng ngôi nhà ở trên thửa đất này, thì bố mẹ của bạn sẽ phải thanh toán các chi phí để xây dựng các công trình trên đất, hay các khoản khác để bồi đắp, cải tạo đất.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật đất đai mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.