-->

Chế độ trợ giúp xã hội hàng tháng

Chủ thể của trợ giúp xã hội là Nhà nước và cộng đồng. Tuy nhiên pháp luât về an sinh chỉ điều chỉnh quan hệ trợ giúp xã hội đối với chủ thể nhà nước với nguồn kinh phí trợ giúp từ ngân sách nhà nước cho đối tượng được xác định.

Tổng quan tư liệu cho thấy chưa có lý giải đầy đủ về trợ giúp xã hội, mà cần có khái niện toàn diện, phù hợp với thực tiễn hơn nữa.

Luật sư tư vấn pháp luật dân sự - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài (24/7): 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật dân sự - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài (24/7): 1900 6198

Trợ giúp xã hội

Từ việc tìm hiểu và phân tích giải thích về bảo trợ xã hội, công tác xã hội, phúc lợi xã hội an sinh xã hội, cứu tế xã hội,... ta có khái niệm: “Trợ giúp xã hội là sự giúp đỡ của Nhà nước, của cộng đồng đối với các đối tượng yếu thế trong xã hội bằng việc hỗ trợ về vật chất, điều kiện sinh sống để đối tượng phát huy khả năng tự lo liệu cuộc sống, vượt qua hoàn cảnh, hòanhập cộng đồng.”

Đối tượng được trợ giúp là những người “yếu thế”, có những thiệt thòi, khó khăn về kinh tế ( hộ nghèo), về sức khỏe (người khuyết tật) hay nhân thân (người cô đơn, không nơi nương tựa, trẻ mồ côi). Đây là những đối tượng rất cần sự giúp đỡ để ổn định cuộc sống. Đối với đối tượng trợ giúp, khi xem xét về quyền và nghĩa vụ chủ thể cho thấy nghĩa vụ đóng góp không được đặt ra.Trong khi đó ở các chế độ khác trong hệ thống an sinh, đối tượng hưởng phải có sự đóng góp nhất định, có thể bằng tiền từ lao động sản xuất (bảo hiểm xã hội) hoặc là cả sự hi sinh tính mạng, sức khỏe, tuổi trẻ cho sự độc lập,bình yên của đất nước (ưu đãi xã hội). Với chế độ trợ giúp, các yêu tố hoàn cảnh cá nhân, tình trạng tài sản vànhu cầu thực tế của đối tượng tại thời điểm phát sinh nhu cầu cứu trợ là các yếu tố cơ bản để quy định chế độhưởng trợ cấp cứu trợ xã hội mà không gắn với bất kì khoản đóng góp vật chất, tinh thần nào. Đây cũng là nét đặcthù khi xem xét về quyền, nghĩa vụ chủ thể trong chế độ trợ giúp xã hội so với các hệ thống khác trong hệ thốngan sinh.

Chế độ trợ giúp xã hội hàng tháng

1. Nội dung chế độ trợ giúp xã hội hàng tháng

Chế độ trợ giúp xã hội hàng tháng được thực hiện nhằm giúp đỡ các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn kéo dài, hoặc những đối tượng yếu thế, không có khả năng lao dộng để tự nuôi sống chính bản thân mình. Việc thực hiện chế độ trợ giúp xã hội hàng tháng giúp cho những người đó có thể duy trì mức sống tối thiểu của bản thân, qua đó thúc đẩy sự công bằng xã hội, góp phần vào chính sách xã hội của đảng và nhà nước.

Căn cứ tạiĐiều 5 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội thì những đối tượng được hưởng chính sách trợ cấp xã hội hàng tháng do xã, phường, thị trấn quản lý gồm:

a. Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em bị bỏ rơi, mất nguồn nuôi dưỡng; trẻ em mồ côi cha, hoặc mẹ nhưng người còn lại là mẹ hoặc cha mất tích theo quy định của pháp luật Dân sự hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật; trẻ em có cha và mẹ, hoặc cha hoặc mẹ đang trong thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam, không còn người nuôi dưỡng; trẻ em nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ gia đình nghèo.

Người chưa thành niên từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi nhưng đang đi học văn hoá, học nghề, có hoàn cảnh như trẻ em nêu trên.

b. Người cao tuổi cô đơn, thuộc hộ gia đình nghèo; người cao tuổi còn vợ hoặc chồng nhưng già yếu, không có con cháu, người thân thích để nương tựa, thuộc hộ gia đình nghèo (theo chuẩn nghèo được Chính phủ quy định cho từng thời kỳ).

c. Người từ 80 tuổi trở lên không có lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng.

Người từ 85 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng mà không có lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội.

d. Người tàn tật nặng không có khả năng lao động (là người từ đủ 15 tuổi trở lên bị tàn tật, giảm thiểu chức năng không thể trực tiếp sản xuất, kinh doanh, được Hội đồng xét duyệt cấp xã hoặc bệnh viện cấp huyện trở lên xác nhận) hoặc không có khả năng tự phục vụ (là người tàn tật không có khả năng tự phục vụ sinh hoạt cá nhân, được Hội đồng xét duyệt cấp xã công nhận hoặc bệnh viện cấp huyện trở lên xác nhận).

e. Người mắc bệnh tâm thần thuộc các loại tâm thần phân liệt, rối loạn tâm thần đã được cơ quan y tế chuyên khoa tâm thần chữa trị nhiều lần nhưng chưa thuyên giảm.

f. Người nhiễm HIV/AIDS không còn khả năng lao động (là người bị nhiễm HIV/AIDS theo xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền, không còn khả năng lao động được Hội đồng xét duyệt cấp xã công nhận hoặc bệnh viện cấp huyện trở lên xác nhận), thuộc hộ gia đình nghèo.

g. Gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi.

h. Hộ gia đình có từ 02 người trở lên là người tàn tật nặng không có khả năng tự phục vụ, người mắc bệnh tâm thần.

i. Người đơn thân (là người không có chồng hoặc vợ; chồng hoặc vợ đã chết; chồng hoặc vợ mất tích theo quy định của pháp luật dân sự), thuộc diện hộ nghèo, đang nuôi con nhỏ dưới 16 tuổi; trường hợp con đang đi học văn hoá, học nghề được áp dụng đến dưới 18 tuổi (con đẻ hoặc con nuôi hợp pháp).

Hiện nay mức trợ cấp hàng tháng của các đối tượng trên được tính với mức thấp nhất bằng mức chuẩn trợ giúp xã hội nhân với hệ số tương ứng từ 1,0 đến 3,0 tùy theo đối tượng. Mức chuẩn trợ cấp, trợ giúp xã hội hiện là 270.000 đồng.

2. Ý nghĩa của trợ giúp xã hội hàng tháng

Trong giai đoạn khó khăn và có nhiều thách thức của kinh tế đất nước, đảng và nhà nước đã có nhiều giải pháp để đảm bảo an sinh xã hội. Với mục tiêu tạo bước tiến rõ rệt về thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, giảm tỉ lệ hộ nghèo, cải thiện điều kiện chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, trợ giúp xã hội hàng tháng đã góp phần quan trọng để đạt được kết quả đó. Tính đến cuối năm 2015, cả nước đã giải quyết trợ cấp xã hội hàng tháng cho trên 2,6 triệu đối tượng, trong đó có người cao tuổi, người cao tuổi cô đơn, người khuyết tật nặng, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, người đơn thân nuôi con,…

Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia Đặng Thị Linh Phương - Công ty Luật TNHH Everest

Xem thêm:

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: [email protected].