Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Liên quan tới vấn đề anh (chị) hỏi, chúng tôi xin trích dẫn một số quy định của pháp luật như sau:
- Về người Việt Nam định cư ở nước ngoài: "Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài". (Khoản 3 Điều 3 Luật Quốc tịch năm 2008)
Do em của anh (chị) đang định cư ở nước ngoài còn giữ quốc tịch Việt Nam nên em của anh (chị) thuộc đối tượng người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
- Ngoài ra, theo quy định tại Điều 7 Luật Nhà ở 2014, người Việt Nam định cư ở nước ngoài cũng là nhóm đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
-Về quyền và nghĩa vụ về sử dụng đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam; người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam:
"1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc cácđối tượng có quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở thì có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam. 2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam có các quyền và nghĩa vụ sau đây: a) Quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 166 và Điều 170 của Luật này; b) Chuyển quyền sử dụng đất khi bán, tặng cho, để thừa kế, đổi nhà ở cho tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam để ở; tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở cho Nhà nước, cộng đồng dân cư, tặng cho nhà tình nghĩa theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 174 của Luật này. Trường hợp tặng cho, để thừa kế cho đối tượng không thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì đối tượng này chỉ được hưởng giá trị của nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở; ....... 4 Trường hợp trong số những người nhận thừa kế có người Việt định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam còn những người khácthuộc diện được nhận thừa kế quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai mà chưa phân chia thừa kế quyền sử dụng đất cho từng người nhận thừa kế thì những người nhận thừa kế hoặc người đại diện có văn bản ủy quyền theo quy định nộp hồ sơ về việc nhận thừa kế tại cơ quan đăng ký đất đai để cập nhật vào sổ địa chính. Sau khi giải quyết xog việc phân chi thừa kế thì cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụngđất, quyền sở hữu nhà ở và tài sảngắn liền với đất cho người thuộc đối tượng được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất thì phân chia thừa kế được giải quyết theo quy định tại Khoản 3 Điều này. 5. Người nhận thừa kế theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này đượcủy quyền bằng văn bản cho người trông nom hoặc tạm sử dụng đất và thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan". ( Điều 186 Luật Đất đai năm 2013)
Trường hợp của em anh (chị) là người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Theo quy định của pháp luật về nhà ở và pháp luật đất đai tại Điều 99, Điều 106 Luật đất đai 2013hiện hành thì em của anh (chi) có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất. Dođó, em của anh (chị) có quyền được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với phần đất và nhà được hưởng từ di sản thừa kế. Việc cơ quan có thẩm quyền không cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất là trái pháp luật. Anh (chị) có thể khiếu nại về việc này.
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật đất đai mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận