-->

Cấm nhân viên làm thêm công việc khác sau giờ làm việc có hợp pháp không

Khi người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ theo quy định của pháp luật, thì người sử dụng lao động có quyền thỏa thuận bằng văn bản với người lao động về nội dung...

Hỏi: Công ty em là công ty vốn 100% Hàn quốc, nhân viên hành chính làm 44 giờ/tuần (nhưng chỉ làm từ thứ 2 đến thứ 6 - 8h00 đến 17h30. Nhân viên làm ca thì chia ra 3 ca (6h00 đến 14h00, 14h00 đến 22h00 và 22h00 đến 06h00 hôm sau). Hiện tại công ty muốn ra quy định cấm nhân viên làm thêm 1 công việc khác sau giờ làm việc tại công ty.Ví dụ tham gia bán hàng, giảng dạy ngoài giờ ban đêm, ... Công ty cho rằng thời gian ngoài giờ làm việc nên dùng để nghỉ ngơi, học tập để phục vụ công việc công ty cho tốt. Nếu việc cấm này được ban hành, vậy công ty em có vi phạm điều luật nào không? Hướng xử lý, giải thích thế nào với BGĐ người Hàn về việc cấm này. (Hải Phương - Hải Dương)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198  Luật gia Nguyễn Thanh Hương - Tổ tư vấn pháp luật lao động của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Thanh Hương - Tổ tư vấn pháp luật lao động của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Căn cứ vào Điều 23 BLLĐ quy định:"2. Khi người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ theo quy định của pháp luật, thì người sử dụng lao động có quyền thỏa thuận bằng văn bản với người lao động về nội dung, thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, quyền lợi và việc bồi thường trong trường hợp người lao động vi phạm".

Như vậy theo quy định của pháp luật thì được phép thỏa thuậnvề quyền lợi của NLĐ trong đó có khôngđi làm thêm ngoài giờkhi công việc họ làm có liên quan hoặc có thể làm lộbí mật kinh doanh.

Ngoài quy định trên, pháp luật không hề hạn chế quyền làm thêm ngoài giờ của NLĐ vì vậy người sử dụng lao động không thể cấm NLĐ đồng thời làm việc ở 1 đơn vị khác.

Về vấn đềđảm bảo sức khỏecủa NLĐ. Khi đươc NSD tạo điều kiên nghỉ ngơi phù hợp rồi thì NLĐ có trách nhiệm bảo đảm việc hoàn thành tốt công việc được giao, nếu có sai sót khi làm việc vì lý do mệt mỏi khi đi làm thêm công việc khác ngoài giờ thì NLĐ có thể sẽ phải chịu những hình thức kỷ luật theo nội quy doanh nghiệp.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.