-->

Bị sa thải, nếu người lao động không đồng ý thì phải làm gì?

Khi không đồng ý với quyết định sa thải của công ty, người lao động có thể yêu cầu hòa giải viên lao động hòa giải hoặc trực tiếp yêu cầu tòa án giải quyết mà không cần thông qua hòa giải viên.

Hỏi: Tôi bị công ty sa thải vì cãi lại giám đốc, nhưng tôi cảm thấy mình không có lỗi trong việc này. Đề nghị Luật sư tư vấn, cơ quan nào có thể giúp tôi bảo vệ quyền lợi của mình? (Hồng Sơn - Phú Thọ).
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Bùi Ánh Vân - Tổ tư vấn pháp luật lao động của công ty Luật TNHH Everest – trả lời:

Điều 200 Bộ luật Lao động năm 2012 (BLLĐ 2012) quy định về cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân như sau:“1. Hoà giải viên lao động.2. Toà án nhân dân.”

Khoản 1 Điều 201 BLLĐ 2012 về trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân của hòa giải viên lao động quy định:
“1. Tranh chấp lao động cá nhân phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;b) Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;c) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế;đ) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.”

Căn cứ theo quy định trên, những tranh chấp cá nhân giữa người sử dụng lao động và người lao động sẽ do hòa giải viên lao động tiến hành hòa giải nếu hòa giải không thành hoặc không hòa giải được thì tòa án nhân dân giải quyết trừ trường hợp xử lý kỷ luật theo hình thức sa thải, tranh chấp về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, bồi thường thiệt hại, bảo hiểm xã hội… không cần thông qua hòa giải.
Trong trường hợp của anh/chị: có yêu cầu giải quyết tranh chấp về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng của người sử dụng lao động, thì anh/chị có thể yêu cầu hòa giải viên lao động hòa giải hoặc trực tiếp yêu cầu tòa án giải quyết mà không cần hòa giải.

Khuyến nghị:
  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.