-->

Bán nhà đất khi vợ mang theo giấy tờ đi nước ngoài như thế nào?

Người có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố một người mất tích theo quy định của Bộ luật dân sự.

Hỏi: Hiện tại tôi và vợ cũ đã ly hôn hơn 03 năm, tài sản chung chỉ có 01 căn nhà nhưng cách đây 02 năm trước cô ấy đã bỏ trốn ra nước ngoài theo hình thức du lịch và mang theo toàn bộ giấy tờ nhà đứng tên 02 vợ chồng và để con lại cho tôi nuôi, nay tôi muốn bán căn nhà để lấy lại phân nửa tài sản của mình để lấy tiền lo cho con ăn học. Xin luật sư giúp tôi cách thức tiến hành các thủ tục để có thể bán căn nhà theo quy định của pháp luật? (Phạm Mỹ Hưng - Thái Nguyên)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Phạm Minh Châu - Tổ tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Theo như thông tin anh (chị) cung cấp, chúng tôi có thể hiểu rằng tài sản chung của anh (chị) chị khi ly hôn tại tòa không có tranh (chị) chấp và không có yêu cầu chia tài sản chung. Trong trường hợp của anh (chị), sẽ không thể làm thủ tục mua bán nhà đất vì hiện tại không có sổ đỏ. Hơn nữa, đây là tài sản chung của 2 vợ chồng anh (chị), khi ly hôn tại tòa không có đề cập gì về vấn đề tài sản chung hay riêng nên tòa không chia. Vì thế đây được xem như tài sản có đồng chủ sở hữu. Vì vậy kể cả khi anh (chị) làm lại được sổ đỏ căn nhà thì cũng vẫn không thể bán được bởi lẽ không có sự đồng ý của người đồng sở hữu với anh (chị).

Hiện tại anh (chị) không thể liên lạc được với vợ cũ cũng như không biết đích xác vợ anh (chị) ở đâu. Theo đó, a cần thực hiện yêu cầu gửi đến Tòa án, yêu cầu tòa tuyên bố mất tích đối với vợ cũ. Căn cứ:Điều 78 Bộ luật Dân sự năm 2005 tuyên bố một người mất tích: “1. Khi một người biệt tích hai năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án có thể tuyên bố người đó mất tích. Thời hạn hai năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó; nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng”.

Điều 330 Bộ luật Tố tụng Dân sự sửa đổi bổ sung 2013 quy định đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích: “1. Người có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố một người mất tích theo quy định của Bộ luật dân sự. 3. Gửi kèm theo đơn yêu cầu là chứng cứ để chứng minh người bị yêu cầu tuyên bố mất tích đã biệt tích hai năm liền trở lên mà không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hoặc đã chết và chứng minh cho việc người yêu cầu đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo tìm kiếm. Trong trường hợp trước đó đã có quyết định của Toà án thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú thì phải có bản sao quyết định đó”.

Điều 79 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích: “Người đang quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú quy định tại khoản 1 Điều 75 của Bộ luật này tiếp tục quản lý tài sản của người đó khi người đó bị Toà án tuyên bố mất tích và có các quyền, nghĩa vụ quy định tại Điều 76 và Điều 77 của Bộ luật này”.

Trong thời gian này anh (chị) phải có nghĩa vụ bảo quản tài sản của người bị tuyên bố là mất tích. Tiếp đó anh (chị) có thể ra UBND huyện xin cấp lại sổ đỏ với lí do đã mất. UBND huyện sẽ hoàn tất thủ tục cấp lại cho anh (chị). Khi đã có sổ đỏ rồi anh (chị) mới được quyền bán căn nhà. Căn cứ:Điều 96 Luật nhà ở năm 2005 về mua bán nhà ở thuộc sở hữu chung: “1. Việc bán nhà ở thuộc sở hữu chung hợp nhất phải có sự đồng ý của tất cả các chủ sở hữu bằng văn bản”.

Trường hợp có chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung vắng mặt mà đã được Toà án tuyên bố mất tích thì các chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung còn lại được quyền bán nhà ở đó; phần giá trị quyền sở hữu nhà ở của người mất tích được xử lý theo quy định của pháp luật dân sự.

Sau 3 năm kể từ ngày có quyết định tuyên bố mất tích của tòa án mà vợ anh (chị) không trở về thì tòa sẽ tuyên bố vợ anh (chị) đã chết. Phần tài sản của chị sau khi bán căn nhà sẽ được giao lại cho con theo quy định của luật thừa kế. Trong trường hợp con chưa thành niên, tài sản sẽ do người giám hộ của con quản lý trực tiếp.

Khuyến nghị:
  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.