-->

46 tuổi có thể nghỉ hưu vì suy giảm khả năng lao động không?

Người lao động suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, đóng BHXH đủ 20 năm trở lên thì có thể được xem xét hưởng lương hưu.

Hỏi: Tới tháng 08/2016, tôi đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được 20 năm, trong đó tôi đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương nhà nước được 17 năm 8 tháng, công nhân may bậc 4/6. Đến tháng 09/2016, tôi đủ 46 tuổi. Vậy cho tôi hỏi: Tôi muốn đi giám định sức khỏe để xin nghỉ hưu trước tuổi có được không? Thủ tục thực hiện thế nào? (Hồ Thị Luyên - Hà Nam)

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (26/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Minh Anh - Tổ tư vấn pháp luật Lao động Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Trường hợp của bác chưa chắc chắn đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 50 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006, tuy nhiên để nghỉ hưu trước tuổi bác thoả mãn điều kiện sau đây: Đối với nam: Đủ 50 tuổi, đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên. Đối với nữ: Đủ 45 tuổi, đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.

Như vậy, nếu bác là nữ thì trường hợp của bác thoả mãn điều kiện để có thể giám định suy giảm khả năng lao động để xin nghỉ hưu trước tuổi.

Để giám định suy giảm khả năng lao động bác tiến hành thủ tục như sau: Bác gửi hồ sơ xin giám định khả năng lao động cho người sử dụng lao động. Người sử dụng lao động tiếp nhận hồ sơ, hoàn chỉnh đủ hồ sơ theo quy định, giới thiệu và chuyển hồ sơ của người lao động đến hội đồng giám định y khoa tỉnh hoặc hội đồng giám định y khoa (HĐGĐYK) TW để giám định khả năng lao động. HĐGĐYK tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, tổ chức giám định và lập biên bản giám định (05 bản). Trả kết quả và hồ sơ cho người sử dụng lao động .

Khuyến nghị:

  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.