-->

Ý nghĩa của việc tạm ngừng kinh doanh

Doanh nghiệp có quyền tạm ngừng kinh doanh nhưng phải thông báo bằng văn bản về thời điểm và thời hạn tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất 15 ngày trước ngày tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh.

Hỏi: Mục đích chính của doanh nghiệp khi tạm ngừng kinh doanh là gì? và sau khi hết thời hạn tạm ngừng kinh doanh thì doanh nghiệp có bị bắt buộc tiếp tục hoạt động kinh doanh trở lại hay không? tại sao? (Nguyễn Huy - Hà Nội)

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Đại Hải - Tổ tư vấn pháp luật doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest - Trả lời:

-Về vấn đề tạm ngừng kinh doanh điều 200 Luật doanh nghiệp 2014 quy định như sau:

"Điều 200. Tạm ngừng kinh doanh:1. Doanh nghiệp có quyền tạm ngừng kinh doanh nhưng phải thông báo bằng văn bản về thời điểm và thời hạn tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất 15 ngày trước ngày tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh. Quy định này áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.2. Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi phát hiện doanh nghiệp không có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.3. Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế còn nợ; tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp, chủ nợ, khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác".

Căn cứ theo quy định trên thì có thể thấy mục đích của việc tạm ngừng kinh doanh bao gồm 2 vấn đề đó là:

-Thứ nhất: Theo quyết định của Doanh nghiệp;

- Thứ hai: Theo yêu cầu của Cơ quan Đăng ký kinh doanh, cơ quan có thẩm quyền yêu cầu Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành nghề có điều kiện nhưng không có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật;

Cũng theo như quy định trên thì sau khi doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động thì sẽ không bắt buộc phải hoạt động trở lại, trường hợp này doanh nghiệp sẽ cần phải thực hiện việc giải thể hoặc chuyển nhượng doanh nghiệp

Những điều cần lưu ý: Có thể thấy việc tạm ngừng kinh doanh là một giải pháp tốt cho những doanh nghiệp giảm tối đa chi phí, tìm cơ hội mới trong việc tiếp cận các nguồn vốn và điều chỉnh chiến lược kinh doanh.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật doanh nghiệp mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.