-->

Xử phạt lao động đi làm việc ở nước ngoài không về đúng thời hạn

Khi hết hạn hợp đồng mà người lao động không về nước sẽ bị coi là vi phạm pháp luật và bị phạt tiền từ 80 triệu đồng tới 100 triệu đồng.

Hợp đồng thuê người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài của em tôi sẽ hết hạn vào tháng 6/2015. Đề nghị Luật sư tư vấn, sau khi hợp đồng hết hạn nếu em tôi không về nước thì có bị phạt không, nếu bị phạt nhưng em tôi giấu địa chỉ cư trú tại nước ngoài thì giải quyết thế nào? (Mỹ Linh)
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật sư Nguyễn Thị Quyên - Công ty Luật TNHH Luật Everest - trả lời:

Nghị định 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013 của Chính phủ, quy định: “Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Ở lại nước ngoài trái phép sau khi hết hạn Hợp đồng lao động, hết hạn cư trú…” (khoản 2 Điều 35).
Thông tư 32/2013/TT-BLĐTBXH-BNG ngày 06/12/2013 của Bộ LĐ-TB&XH, quy định: “1. Quyết định xử phạt VPHC phải được gửi cho người bị xử phạt, cơ quan thu tiền phạt, Chủ tịch UBND cấp xã nơi người bị xử phạt cư trú trước khi đi làm việc ở nước ngoài để thi hành và gửi cho Sở LĐ-TB&XH cấp tỉnh nơi người bị xử phạt cư trú trước khi đi làm việc ở nước ngoài trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt VPHC để theo dõi... 2. Trường hợp quyết định xử phạt VPHC không thể giao trực tiếp cho người vi phạm do không xác định được nơi ở, nơi làm việc của người bị xử phạt thì quyết định xử phạt VPHC được niêm yết tại trụ sở UBND cấp xã nơi cư trú của người bị xử phạt trước khi đi làm việc ở nước ngoài, Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nơi đã ra quyết định xử phạt và được gửi cho gia đình người bị xử phạt hoặc người bảo lãnh (nếu có)” (Điều 5).
Như vậy, khi hết hạn hợp đồng mà người lao động không về nước sẽ bị coi là vi phạm pháp luật và bị phạt tiền từ 80 triệu đồng tới 100 triệu đồng. Người thẩm quyền xử phạt đối với vi phạm ở lại nước ngoài trái phép sau khi hết hạn Hợp đồng lao động, hết hạn cư trú là: Chủ tịch UBND cấp tỉnh, Chánh thanh tra Bộ LĐ-TB&XH, Cục trưởng Cục QLLĐNN, Người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự (căn cứ các quy định tại khoản 3 Điều 36, khoản 3 Điều 37, Điều 38 Nghị định 95/2013/NĐ-CP). Người vi phạm sẽ bị lập biên bản VPHC và cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xử phạt VPHC trong thời hạn 30 ngày.
Trường hợp quyết định xử phạt VPHC không thể giao trực tiếp cho người vi phạm do không xác định được nơi ở, nơi làm việc của sẽ được niêm yết tại trụ sở UBND cấp xã nơi cư trú của người vi phạm trước khi đi làm việc ở nước ngoài, Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nơi đã ra quyết định xử phạt và được gửi cho gia đình hoặc người bảo lãnh.
Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.