-->

Xăm hình thì có phải đi nghĩa vụ quân sự không?

Các trường hợp xăm hình vẫn có thể được xem xét để gọi tham gia phục vụ tại ngũ.

Thông tư s140/2015/TT-BQP hiện hành đã loại bỏ quy định về trường hợp công dân xăm da có thể không được gọi nhập ngũ.

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198


Quy định cũ về điều kiện tham gia nghĩa vụ quân sự

Theo Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân. Để tham gia nghĩa vụ quân sự, công dân cần đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn tuyển quân.

Trước khi Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 và Thông tư 140/2015/TT-BQP có hiệu lực thi hành thì các quy định về tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ vẫn được thực hiện theo Luật nghĩa vụ quân sự sửa đổi năm 2005 và các văn bản hướng dẫn, trong đó có Thông tư số 167/2010/TT-BQP. Theo quy định tại khoản 4Điều 4 của Thông tư s167/2010/TT-BQP có quy định về tiêu chuẩn gọi công dân nhập ngũ như sau:"Tiêu chuẩn chính trị, đạo đức:...d) Những công dân xăm da (bằng kim) có hình mang tính kinh dị, kỳ quái, kích động, bạo lực gây phản cảm ở những vị trí lộ diện như mặt, cổ, tay (từ 1/3 dưới cánh tay trở xuống); chân (1/3 từ dưới đùi trở xuống), không gọi nhập ngũ vào Quân đội".


Quy định pháp luật hiện hành về tiêu chuẩn tham gia nghĩa vụ quân sự

Theo quy định tại Thông tư s167/2010/TT-BQP thì đối với trường hợp công dân xăm da có thể không được gọi nhập ngũ. Tuy nhiên, Thông tư s140/2015/TT-BQP hiện hành đã loại bỏ quy định đó. Cụ thể:

Điều 4 Thông tư s140/2015/TT-BQP ngày 16/12/2015 của Bộ Quốc Phòng quy định tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ thì tiêu chuẩn tuyển quân như sau:

1. Về tuổi đời:

a) Công dân từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi.

b) Công dân nam được đào tạo cao đẳng, đại học đã tạm hoãn gọi nhập ngũ thì tuyển chọn gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.

2. Tiêu chuẩn chính trị:

a) Thực hiện theo quy định của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an về tiêu chuẩn chính trị trong tuyển chọn công dân vào phục vụ trong Quân đội.

b) Đối với các cơ quan, đơn vị trọng yếu, cơ mật và lực lượng vệ binh, kiểm soát quân sự chuyên nghiệp thực hiện tuyển chọn theo quy định của Bộ Quốc phòng về cơ quan, đơn vị và vị trí trọng yếu cơ mật trong quân đội.

3. Tiêu chuẩn sức khoẻ:

a) Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định của Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng về tiêu chuẩn sức khoẻ thực hiện nghĩa vụ quân sự.

b) Đối với các đơn vị quy định tại Điểm b, Khoản 2 Điều này, thực hiện tuyển chọn bảo đảm các tiêu chuẩn riêng theo quy định của Bộ Quốc phòng.

c) Không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 3 có tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 điop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HIV, AIDS.

4. Tiêu chuẩn văn hóa:

a) Tuyển chọn và gọi nhập ngũ những công dân có trình độ văn hóa lớp 8 trở lên, lấy từ cao đến thấp. Những địa phương khó khăn, không đảm bảo đủ chỉ tiêu giao quân thì báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định được tuyển chọn công dân có trình độ văn hóa lớp 7.

b) Các xã thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật; đồng bào dân tộc thiểu số dưới 10.000 ngươi thì được tuyển từ 20% đến 25% công dân có trình độ văn hóa cấp tiểu học, còn lại là trung học cơ sở trở lên.

Như vậy, theo quy định trên của pháp luật thì việc xăm mình không ảnh hưởng đến quá trình điều động công dân tham gia nghĩa vụ quân sự. Do đó, nếu đáp ứng đủ các tiêu chuẩn nêu trên, công dân vẫn có thể được gọi nhập ngũ như bình thường.


Luật gia Nguyễn Thị Tâm - Phòng tư vấn pháp luật hành chính của Công ty Luật TNHH Everest,tổng hợp.

Khuyến nghị:
  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail:[email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.