-->

Xây dựng trái phép bị xử lý như thế nào?

Việc cấp giấy phép xây dựng là thủ tục bắt buộc trừ những trường hợp pháp luật không quy định phải xin cấp phép. Tuy nhiên gần đây rất nhiều trường hợp xây dựng trái nội dung được cấp phép

1. Xây dựng trái phép được hiểu thế nào?

Hiện nay vẫn chưa có khái niệm được đưa ra rõ ràng để hiểu về việc thế nào là xây trái phép. Tuy nhiên có thể hiểu rằng, việc xây dựng trái phép là hành vi do tổ chức, cá nhân khi xây dựng không đúng với các nội dung trong giấy phép xây dựng đã được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền cấp.

Hành vi này có thể là: xây dựng sai một trong các nội dung được cấp phép; xây dựng không đúng với các bản vẽ thiết kế được cơ quan cấp giấy phép xây dựng đóng dấu;…

Xem thêm:Dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp nhà đất (luật sư đất đai)của Công ty Luật TNHH Everest

2. Xử phạt xây nhà trái phép như thế nào?

Theo những nội dung đã phân tích ở mục 1, xây dựng trái phép là xây dựng không đúng với nội dung trong giấy phép xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền cấp trước đó.

Theo khoản 4, khoản 6 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng như sau:

“4. Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp phép sửa chữa, cải tạo, di dời công trình và giấy phép xây dựng có thời hạn như sau:

a) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ;

b) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc công trình xây dựng khác;

c) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.

[…]

6. Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng mới như sau:

a) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ;

b) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc công trình xây dựng khác;

c) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.”

Đối với hành vi đã bị xử phạt vi phạm hành chính tại khoản 4 và khoản 6 nêu trên mà vẫn tái phạm nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ tiếp tục bị xử phạt theo khoản 13 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP như sau:

a) Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ;

b) Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc công trình xây dựng khác;

c) Phạt tiền từ 950.000.000 đồng đến 1.000.0000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.

Ngoài ra, cơ quan xử phạt có thể áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung theo quy định tại khoản 14 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP:

a) Tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng từ 03 tháng đến 06 tháng (nếu có) đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 12 và điểm a khoản 13 Điều này;

b) Tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng từ 06 tháng đến 09 tháng (nếu có) đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 12 và điểm b khoản 13 Điều này;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng từ 09 tháng đến 12 tháng (nếu có) đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 12, điểm c khoản 13 Điều này;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 12, khoản 13 Điều này.

Nghị định này cũng quy định thêm, “Trường hợp xây dựng không đúng giấy phép xây dựng được cấp nhưng không thuộc trường hợp phải điều chỉnh giấy phép xây dựng theo quy định của Luật Xây dựng thì không bị coi là hành vi xây dựng sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp” (khoản 17 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP).

Xem thêm:Dịch vụ đại diện theo ủy quyền giải quyết vụ việc về đất đai của Công ty Luật TNHH Everest

3. Các biện pháp khắc phục hậu quả áp dụng đối với hành vi vi phạm

Theo quy định tại điểm c khoản 15 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP: “Buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm với các hành vi quy định tại khoản 4, khoản 6, khoản 7, khoản 8 (mà hành vi vi phạm đã kết thúc), khoản 9, khoản 10, khoản 12, khoản 13 Điều này.”

Ngoài ra, “Đối với hành vi quy định tại khoản 4, khoản 6, khoản 7 và khoản 8 Điều này mà đang thi công xây dựng thì ngoài việc bị phạt tiền theo quy định còn phải tuân theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều 81 Nghị định này” (khoản 16 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP).

4. Thực tiễn việc xây dựng trái phép và hậu quả

Thời gian gần đây dư luận chưa hết bàng hoàng khi chứng kiến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng về người và tài sản trong vụ cháy chung cư mini ngày 12/09/2023 xảy ra tại phố Khương Hạ, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội.

Theo báo cáo của Công an Thành phố Hà Nội, công trình xảy ra vụ cháy được UBND quận Thanh Xuân cấp phép là “nhà ở riêng lẻ”, quy mô 6 tầng, nếu chủ đầu tư xây dựng đúng phép thì công trình không thuộc diện phải áp dụng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia “An toàn cháy cho nhà và công trình”, mã số QCVN 06:2010/BXD. Tuy nhiên, trên thực tế, dự án xây dựng này được xây dựng trên mặt đất nên phải áp dụng QCVN 06:2010/BXD. Trong đó, quy định đối với nhà ở riêng lẻ từ bảy tầng trở lên phải tuân thủ các quy định về phòng cháy và chữa cháy sau đây: giải pháp ngăn cháy, lối thoát nạn, giao thông, nguồn nước phục vụ chữa cháy... Nhưng trên thực tế, chủ nhà và chủ đầu tư không đáp ứng được yêu cầu trên. Những sai phạm của dự án trong quá trình thi công đã được chính quyền địa phương phát hiện và xử lý nhưng chưa triệt để, khiến dự án tồn tại và được xây dựng (cao hơn 4 tầng), dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng làm 56 người chết trong đó có 10 trẻ em, có 37 người bị thương.

Hay vụ vi phạm trật tự xây dựng tại tòa nhà cao tầng 8B Lê Trực, phường Điện Biên, quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội. Từ năm 2012, xảy ra vi phạm xây dựng vượt số tầng, chiều cao cho phép của dự án cao tầng 8B Lê Trực so với giấy phép xây dựng. Sau 9 năm xử lý vi phạm, hiện nay Thành phố Hà Nội đã cơ bản xử lý vi phạm. Đây là sự vi phạm nghiêm trọng đối với dự án nhà cao tầng ngay trong chính trung tâm Hà Nội. Theo UBND Thành phố, nguyên nhân vi phạm trong thi công dự án cao tầng 8B Lê Trực chủ yếu là do sự quản lý lỏng lẻo của các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương và những vi phạm trong quá trình phê duyệt, cấp phép dự án.

Xem thêm:Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hành chínhcủaCông ty Luật TNHH Everest