-->

Vụ Agribank khởi kiện khách hàng: Không ký thế chấp sao vẫn mất nhà?

Công ty Luật TNHH Everest cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng là bà Mai Thị Bắc Phương (bị đơn) bà trong vụ án: "tranh chấp hợp đồng tín dụng" và "tuyên bố hợp đồng dân sự vô hiệu", nguyên đơn là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt nam (Agribank).

Hộ gia đình ông Nguyễn Đức Trụ (12 thành viên, tại thị trấn Cao Thượng, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang) cho rằng: hợp đồng thế chấp nhà đất của hộ gia đình cho Agribank Đình Trám (Bắc Giang), chỉ có chữ ký của một người, vẫn được Tòa án tuyên hợp pháp, tước đi quyền sở hữu tài sản hợp pháp của 10 thành viên còn lại.

Tòa án cấp sơ thẩm kết luận: “có sai sót” nhưng “không nghiêm trọng”?

Chị Nguyễn Thị Thanh Thủy (một thành viên của hộ gia đình ông Trụ) trình bày với các luật sư của Công ty Luật TNHH Everest về diễn biến vụ án: Năm 2015, các thành viên gia đình chị nhận được thông báo của TAND thành phố Bắc Giang về việc thụ lý vụ án, nguyên đơn là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt nam (Agribank), bị đơn là chị Mai Thị Bắc Phương và anh Nguyễn Quang Bản (trú tại số 4/1, ngõ 454, đường Xương Giang, thành phố Bắc Giang). Theo đó, nguyên đơn yêu cầu bị đơn phải trả nợ gốc và lãi cho Ngân hàng là 2.910.691.667 đồng. Điều đáng nói là, trường hợp chị Phương, anh Bản (bị đơn) không trả nợ, Ngân hàng sẽ phát mại nhà đất của hộ gia đình chị.

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Căn nhà của hộ gia đình ông Nguyễn Đức Trụ - Vụ án Argibank Bắc Giang khởi kiện khách hàng

Tài liệu của vụ án cho thấy: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (GCN) tại thửa đất số 23, tờ bản đồ số 25 tại khu Đình Giã, thị trấn Cao Thượng (Bắc Giang) của gia đình có nguồn gốc do cha ông để lại. Khoảng năm 1990, hộ gia đình có 09 nhân khẩu, chủ hộ là cụ Nguyễn Đức Quế (SN 1918, ông nội), ông Nguyễn Đức Trụ, bà Lương Thị Đường (bố ruột, mẹ ruột), chị Nguyễn Thị Thủy, Nguyễn Thị Hiếu, Nguyễn Huấn Thị, anh Nguyễn Văn Học (các con), chị Nguyễn Thị Thanh Thủy (con dâu) và Nguyễn Bích Nga (cháu). Thông tin còn lưu trữ tại thị trấn Cao Thượng (trước đây là xã Cao Thượng): diện tích đất của hộ gia đình sử dụng (do cụ Quế là chủ hộ) là 530m2 tại thửa 667, tờ bản đồ số 6, xã Cao Thượng, được UBND Tân Yên cấp GCN lần đầu năm 1991. Cụ Quế chết năm 2001.

Ngày 31/12/2003, hộ gia đình được cấp đổi GCN mới, ghi tên chủ hộ là ông Nguyễn Đức Trụ. Thời điểm này, sổ hộ khẩu có: ông Trụ, bà Đường, chị Thanh Thủy, anh Học, chị Thị, anh Mai Quang Dũng (con rể), Nguyễn Thị Thục Huyền và Nguyễn Văn Huy (cháu). Như vậy nếu tính đúng và đủ, đối với nhà đất nêu trên có tới 12 người có quyền đồng sở hữu, sử dụng; đây là tài sản chung - tài sản của hộ gia đình. Về nội dung này, ông Nguyễn Văn Huy, Giám đốc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyệnTân Yên, đã có văn bản khẳng định: “… hộ ông Nguyễn Đức Trụ được cấp đổi GCN vào năm 2003... Những người có quyền sử dụng đối với thửa đất này là những người có tên trong sổ hộ khẩu tại thời điểm cấp GCN”.

Các thành viên khác của hộ gia đình là chị Thủy, chị Hiếu cho biết, khi tham gia tố tụng được Tòa án công khai chứng cứ là Hợp đồng thế chấp số 92212.07/HĐTC được lập bởi Văn phòng công chứngMinh Khai đề ngày 22/12/2010, có nội dung: Bên thế chấp (gồm ông Nguyễn Đức Trụ và bà Lương Thị Đường) đã ký hợp đồng thế chấp nhà đất của hộ gia đình cho khoản vay của chị Phương, anh Bản tại Agribank Đình Trám, thì các thành viên đều thấy rất vô lý. Hợp đồng chỉ có chữ ký của bà Đường cùng dấu điểm chỉ (được cho là của ông Trụ) chỗ thì bằng mực xanh, chỗ thì bằng mực đen. Trong khiông Nguyễn Đức Trụbị tai biến, nằm liệt giường đã nhiều năm. Các anh chị em trong gia đình không biết về việc thế chấp, cũng không ai ký vào hợp đồng.

Ngày 18/06/2018, TAND thành phố Bắc Giang đưa vụ án ra xét xử, thẩm phán Phạm Thị Chuyền chủ tọa phiên tòa - nhận định: Hợp đồng thế chấp số 92212.07/HĐTC lập “có sai sót”, nhưng “không nghiêm trọng”, do đó có hợp đồng “có hiệu lực pháp luật” (!).


Luật sư Phạm Ngọc Minh - Công ty Luật TNHH Everest, Tổng đài (24/7): 1900 6198
Luật sư Phạm Ngọc Minh - Công ty Luật TNHH Everest, Tổng đài (24/7): 1900 6198

Những “uẩn khúc” của hợp đồng thế chấp

Để trả lời câu hỏi: vì sao hộ gia đình ông Nguyễn Đức Trụ không vay vốn, không thế chấp tài sản, 8/12 thành viên (02 người đã mất) trong hộ không ký hợp đồng thế chấp với Agribank Đình Trám, mà hợp đồng vẫn được công chứng, chúng tôi đã nghiên cứu toàn bộ hồ sơ tố tụng hơn 1.000 bút lục. Lời khai của các đương sự và chứng cứ tại hồ sơ cho thấy: Trước năm 2010, Công ty TNHH thương mại và xây dựng Việt Dũng (Công ty Việt Dũng) do anh Mai Quang Dũng và chị Nguyễn Huấn Thị sở hữu. Trong quá trình kinh doanh, Công ty Việt Dũng có mượn nhờ giấy tờ nhà đất của hộ gia đình ông Trụ để thế chấp, vay vốn tại Agribank Đình Trám.

Hồ sơ vụ án thể hiện lời khai của chị Mai Thị Bắc Phương (bị đơn): Năm 2010, Công ty Việt Dũng thua lỗ, không trả được nợ cho Agribank Đình Trám. Các cán bộ Ngân hàng khi đó đã hướng dẫn Công ty Việt Dũng “đảo nợ”, chuyển khoản vay từ Công ty Việt Dũng sang cho chị Phương (là em gái của anh Dũng). Chị Phương thời điểm đó đang làm việc, có đóng BHXH và giữ chức vụ Phó giám đốc Công ty). Toàn bộ hồ sơ giả tạo này đều do cán bộ Ngân hàng làm sẵn, đưa cho mọi người ký. Vì không soạn hồ sơ, chỉ ký vào hợp đồng vay vốn nên chị Phương cũng không biết có Hợp đồng thế chấp số 92212.07/HĐTC.

Tại Tòa án về nội dung này, các thành viên của hộ gia đình ông Trụ đã trình bày và đặt câu hỏi: họ không ký hợp đồng thế chấp (đồng thời cho rằng đây là hợp đồng giả tạo), thì tại sao phải bị ràng buộc nghĩa vụ của hợp đồng này (?). Trong khi đó, Bộ luật dân sự năm 2005 quy định:“việc định đoạt tài sản là tư liệu sản xuất, tài sản chung có giá trị lớn của hộ gia đình phải được các thành viên từ đủ 15 tuổi trở lên đồng ý”(Điều 109).

Đại diện cho ông Trụ, bà Đường (luật sư Đồng Duy Chản) tham gia tố tụng, cho rằng: anh Dũng kinh doanh có mượn nhà đất để thế chấp, thì bà Đường đồng ý, ông Trụ ốm liệt giường, nên không có ý kiến. Nhưng nếu thế chấp nhà đất để chị Phương vay vốn, đương nhiên bà Đường không đồng ý vì không có quan hệ thân thiết, cũng không bao giờ kinh doanh chung với chị Phương. Cán bộ của Agribank Đình Trám (tên Nam) đưa giấy tờ tới nhà riêng, nói là để hoàn thiện khoản vay của anh Dũng thì bà Đường ký, nhưng nội dung hợp đồng thì không ai đọc cho bà Đường, bà mắt kém cũng không tự đọc được. Ông Trụ ốm đau nhiều năm, bị liệt cả người không thể cầm bút, tinh thần không đủ tỉnh táo để biết về nội dung hợp đồng.

Về nội dung này, công chứng viên Nguyễn Văn Long (Văn phòng công chứng Minh Khai) khai: “Văn phòng kiểm tra hợp đồng thấy chính xác, đủ điều kiện pháp lý để công chứng, Văn phòng yêu cầu các bên đọc lại hợp đồng, khi các bên đã đồng ý thì văn phòng cho bên thế chấp ký vào từng trang… Việc công chứng hợp đồng thế chấp nêu trên là hoàn toàn đúng theo quy định pháp luật”. Thế nhưng, Luật công chứng quy định rõ:việc điểm chỉ được thay thế việc ký trong văn bản công chứng trong các trường hợp người yêu cầu công chứng, người làm chứng không ký được do khuyết tật hoặc không biết ký. Khi điểm chỉ, phải sử dụng ngón trỏ phải; nếu không điểm chỉ được bằng ngón trỏ phải thì điểm chỉ bằng ngón trỏ trái; trường hợp không thể điểm chỉ bằng hai ngón trỏ đó thì điểm chỉ bằng ngón khác và phải ghi rõ việc điểm chỉ đó bằng ngón nào, của bàn tay nào(Điều 41). Không hiểu vị công chứng viên này nói đã làm “đúng quy định của pháp luật” là quy định nào khi hộ gia đình có hơn 10 thành viên, nhưng chỉ có chữ ký của một người. Đại diện của văn phòng công chứngMinh Khai không giải thích được: ông Trụ nằm liệt giường thì tới VPCC như thế nào và vì sao phải điểm chỉ (?).

Công ty Luật TNHH Everest đã bảo vệ quyền lợi của khách hàng như thế nào?

Những uẩn khúc trong vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng, các “điểm mờ” của vụ án này trong quá trình tố tụng tại cấp sơ thẩm (Tòa án nhân dân thành phố Bắc Giang thụ lý, giải quyết), thì tại cấp phúc thẩm (Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang thụ lý, giải quyết) đã lần lượt được luật sư Phạm Ngọc Minh, luật sư Nguyễn Thị Yến của Công ty Luật TNHH Everest "bóc tách", làm rõ.

Ngoài những "điểm mờ" về hợp đồng thế chấp (nêu trên), những chứng cứ mà các luật sư thu thập được còn cho thấy những dấu hiệu của việc làm sai lệch hồ sơ vụ án, ngụy tạo chứng cứ - những sai phạm nghiêm trọng, có dấu hiệu của tội phạm hình sự.

Trước những dấu hiệu sai phạm nêu trên, Agribank Bắc Giang đã buộc phải lựa chọn phương án hòa giải của bị đơn (Mai Thị Bắc Phương) đưa ra: trả khoản nợ gốc 1,3 tỉ đồng trong thời hạn 05 năm, chấp nhận xóa toàn bộ lãi và tiền phạt. Nội dung này đã được Hội đồng xét xử phúc thẩm ra bản án phúc thẩm, sửa bản án sơ thẩm, công nhận sự thỏa thuận của các đương sự (vào ngày 28/05/2019).

Thực tế tại Bắc Giang, có hàng trăm vụ án Agribank khởi kiện khách hàng để thu hồi nợ tương tự. Hầu hết vụ án này đều dẫn tới "cái kết" có lợi cho Agribank và bất lợi cho khách hàng (người bị kiện), mặc dù trong nhiều hồ sơ vụ án, có thể thấy lỗi của Agribank: lừa dối khách hàng, sai phạm trong tạo lập, thẩm định hồ sơ vay vốn, sai phạm trong thẩm định tài sản... Những lỗi này là nguyên nhân quan trọng đưa khách hàng vào tình trạng rủi ro, phát sinh nợ xấu. Thế nhưng, dường như có những "bàn tay vô hình" can thiệp, hầu hết những lỗi này Agribank đều bị Tòa án các cấp "bỏ qua", dẫn đến toàn bộ rủi do đều do khách hàng gánh chịu. Vụ án kết thúc với việc Hội đồng xét xử phúc thẩm đã ghi nhận sự thỏa thuận thành giữa nguyên đơn (Agribank) và bị đơn (bà Mai Thị Bắc Phương) thể hiện sự tinh thần trách nhiệm và bản lĩnh của các luật sư Công ty Luật TNHH Everest.