-->

Vấn đề chia lợi nhuận trong công ty TNHH

Trường hợp B đồng ý chuyển nhượng phần vốn góp cho A dẫn đến chỉ còn một thành viên trong công ty, công ty phải tổ chức hoạt động theo loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Hỏi: Để buôn bán, A liền nhờ B đứng tên trong hồ sơ thành lập một công ty TNHH, theo đó A góp 99.500.000đồng (chiếm 99.5% vốn góp), B góp 500.000đồng (chiếm 0.5% vốn góp). Toàn bộ số tiền 100.000.000đồng là của A, B chỉ đứng tên trên danh nghĩa. Sau một thời gian công ty bắt đầu hoạt động, quan hệ giữa A và B trở nên căng thẳng, B liên tục đòi chia lợi nhuận. Luật sư xử lý tình huống này như thế nào? (Đỗ Nga - Hải Phòng)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Hà Thị Phương - Tổ tư vấn pháp luật doanh nghiệp - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Dựa vào thông tin bạn cung cấp cho chúng tôi: Để buôn bán , A liền nhờ B đứng tên trong hồ sơ thành lập một công ty TNHH, theo đó A góp 99.500.000 đồng(chiếm 99.5% vốn góp), B góp 500.000đồng (chiếm 0.5% vốn góp). Toàn bộ số tiền 100.000.000đồng là của A, B chỉ đứng tên trên danh nghĩa.

Công ty của A và B là công ty TNHH 2 thành viên. Điều 50 Luật Doanh nghiệp 2014 quyđịnh về quyền của thành viên:

1. Tham dự họp Hội đồng thành viên, thảo luận, kiến nghị, biểu quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên.

2. Có số phiếu biểu quyết tương ứng với phần vốn góp, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 48 của Luật này.

3. Được chia lợi nhuận tương ứng với phần vốn góp sau khi công ty đã nộp đủ thuế và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

4. Được chia giá trị tài sản còn lại của công ty tương ứng với phần vốn góp khi công ty giải thể hoặc phá sản.

Do đó việc B đòi chia lợi nhuận là hợp lý và đúng với quyđịnh của pháp luật.

Trong trường hợp này, A nên thanh toán lợi nhuận cho B tươngứng với phần vốn góp (0,5%).

Nếu tình hình giữa hai bên quá căng thẳng, A nên thuyết phục B chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp của mình cho A. Trường hợp B đồng ý chuyển nhượng phần vốn góp cho A dẫn đến chỉ còn một thành viên trong công ty, công ty phải tổ chức hoạt động theo loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và đồng thời thực hiện đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc chuyển nhượng. Nhưvậy, quyền lợi của B vẫnđược thực hiện và đảmbảo cho quyền sởhữu công tycủa A về lâu dài.(Theo quy định tại Điều 53 Luật Doanh nghiệp 2014).

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật doanh nghiệp mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.