-->

Ly hôn khi chồng nghiện điện thoại không quan tâm vợ, con

Thuận tình ly hôn Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng...

Hỏi: Em tên H, em và chồng kết hôn được 04 năm, hiện có 02 con và 01 căn hộ chung cư đứng tên 02 vợ chồng. Do tính cách và mệt mỏi trong công việc nên chồng em hay mâu thuẫn cãi vã và hay mỉa mai, phán xét gây căng thẳng kéo dài. Và hơn hết anh nghiện điện thoại và dành thời gian nhiều quá mức cho việc chơi điện thoại không giúp đỡ hay tương tác với vợ, con cái.Tuy không nghiêm trọng nhưng phần nào cuộc sống gia đình em không ổn và dẫn đến quyết định em muốn ly hôn. Em muốn hỏi thủ tục ly hôn và phương án giải quyết như thế nào? (Trịnh Hồng - Hà Nội)

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Đào Thị Thu Hường - Tổ Tư vấn pháp luật Hôn nhân và gia đình - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Theo như dữ liệu bạn đưa ra thì vợ chồng bạn đều muốn ly hôn do đó trường hợp của vợ chồng bạn sẽ là thuận tình ly hôn.

Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình quy định:"Điều 55. Thuận tình ly hônTrong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn".

Về thủ tục ly hôn bạn có thể tham khảo tại bài viết:Trong trường hợp này bạnnên suy nghĩ lại xem là tình cảm của hai người cũng như mâu thuẫn vợ chồng đã đến mức phải ly hôn chưa và còn liên quan đến con xem con có muốn bố mẹ ly hôn không.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật Hôn nhân và gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.