-->

Ủy quyền đại diện để giải quyết tranh chấp đất đai khi tài sản đã thế chấp cho ngân hàng

Người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Hỏi: Quyền sử dụng đất của người con đã được thế chấp tại ngân hàng thì người con có thể ủy quyền cho người bố quản lí và thực hiện thủ tục hành chính để giải quyết tranh chấp đất đai không?Tôi hiện đang sở hữu 1 mảnh đất, trên diện tích 40m2, có nhà cấp 4. Nhưng trong quá trình sử dụng, hiện tại, gia đình tôi có xảy ra tranh chấp với gia đình phía trước mặt. Vì lí do đi làm, vắng nhà, tôi ko thường xuyên có mặt để xử lí các tình huống. Nên tôi có ý định muốn viết giấy uỷ quyền sd ngôi nhà cấp 4 trên mảnh đất của tôi cho bố chồng tôi để tiện cho việc trông coi và thay mặt tôi trên phương diện hành chính và pháp lí khi có yêu cầu của cơ quan chức năng và của các bên có liên quan. Vấn đề là sổ đỏ chính chủ mang tên tôi hiện đang thế chấp ở ngân hàng do thời điểm xây nhà vợ chồng tôi không có đủ điều kiện đã làm thủ tục vay của ngân hàng, và vẫn trả đúng đủ, theo thời hạn qui định. Vậy, mong muốn của tôi có thực hiện đc không, khi có sự đồng ý của cả 2 bên là tôi, và bố chồng tôi (xin nói rõ thêm là bố chồng tôi đồng ý đc tôi uỷ quyền trên phương diện hành chính, trông coi và thay mặt tôi khi tôi ko có nhà, còn toàn bộ khoản vay và chi phí chi trả, tôi vẫn đóng đầy đủ theo hợp đồng vay của ngân hàng).. và là tự nguyện chứ ko phải ép buộc. (Nguyễn Hùng - Hà Nội)

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Đại Hải - Tổ tư vấn pháp luật bất động sản của Công ty Luật TNHH Everest - Trả lời:

Điều142 Bộ luật dân sự năm 2005 quy địnhĐại diện theo uỷ quyền:“1. Đại diện theo uỷ quyền là đại diện được xác lập theo sự uỷ quyền giữa người đại diện và người được đại diện.2. Hình thức uỷ quyền do các bên thoả thuận, trừ trường hợp pháp luật quy định việc uỷ quyền phải được lập thành văn bản”.

Điều 144 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định Phạm vi đại diện:“1. Người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.2. Phạm vi đại diện theo uỷ quyền được xác lập theo sự uỷ quyền.3. Người đại diện chỉ được thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện.4. Người đại diện phải thông báo cho người thứ ba trong giao dịch dân sự biết về phạm vi đại diện của mình.5. Người đại diện không được xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự với chính mình hoặc với người thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác".
Theo đó, một người có thể ủy quyền cho một người khác để đại diện thực hiện các giao dịch dân sự vì lợi ích của họ trong phạm vi đại diện. Người đại diện phải thông báo cho người thứ babiết về phạm vi đại diện.
Điều348Bộ luật dân sự năm 2005 quy định Nghĩa vụ của bên thế chấp tài sản:“Bên thế chấp tài sản có các nghĩa vụ sau đây:1. Bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp;2. áp dụng các biện pháp cần thiết để khắc phục, kể cả phải ngừng việc khai thác công dụng tài sản thế chấp nếu do việc khai thác đó mà tài sản thế chấp có nguy cơ mất giá trị hoặc giảm sút giá trị;3. Thông báo cho bên nhận thế chấp về các quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp, nếu có; trong trường hợp không thông báo thì bên nhận thế chấp có quyền huỷ hợp đồng thế chấp tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp;4. Không được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 349 của Bộ luật này".
Đối với tài sản đang thế chấp, bên thế chấp tài sảncó nghĩa vụ thông báo cho bên nhận thế chấp về các quyền của người thứ bavề tài sản thế chấp; Không được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp.
Như vậy, trường hợp này quyền sử dụng mảnh đất đã được mang thế chấp tại ngân hàng và nay mảnh đất có tranh chấp và bạn không có mặt ở địa phương thường xuyên để giải quyết tranh chấp đất đai. Vì vậy bạn có quyền ủy quyền đại diện cho người bố để thay mình thực hiện các thủ tục hành chính để giải quyết tranh chấp đất đai tại địa phương khi mình không có nhà theo đúng quy định của pháp luật. Việc ủy quyền đại diện phải được thông báo cho bên ngân hàng biết và việc ủy quyền phải được lập bằng văn bản có công chứng, chứng thực.

Khuyến nghị:

1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].

2. Nội dung bài tư vấn pháp luật bất động sản mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.

3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.