-->

Tư vấn về tự ý phân chia di sản khi đã có biên bản họp gia đình

Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì có quyền yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản

Hỏi: Gia đình tôi có 5 chị em, trước lúc mẹ tôi qua đời đã họp anh em trong gia đình lại và đã phân chia cho 5 chị em phần diện tích đất và đã có biên bản phân chia có người làm chứng và trưởng thôn nơi tôi cư trú.Trong thời gianngười con trai trưởng đã về và cải tạo xây dựnglên phần diện tích mà trước đây mẹ tôi đã phân chia cho 5 chị em.Đến nay người con trai trưởng tự ý phân chia phần diện tíchđấtcủa mẹ tôi đã để lại. Và tự ý chia phần diện tích đó ra 4 trường hợp như sau:1. Phần thờ cúng do con cháu trai đứng tên(khi làm sổ đỏ thì do vợ chồng người con trai trưởng sở hữa và quản lý);2. Phần cho tôi là chị gái đầu sử dụng và quản lý sau này làm sổ đỏ mang tên tôi nhưng không được cải tạo và để nguyên hiện trạng. Chỉ được đền bù vè đất theo quy định pháp luật;3. Phần cho vợ chồng người con trai trưởng sử dụng;4. Phần cho người con trai thứ 3 quản lý đứng tên ( với lý không đc cải tạo và để nguyên hiện trạng,chỉ được đền bù đất theo như diện tích phân chia);5. Phần cho người con trai thứ 4quản lý đứng tên ( với lý không được cải tạo và để nguyên hiện trạng,chỉ được đền bù đất theo như diện tích phân chia).Xin hỏi người con trai trưởng tự ý phân chia tài sản va dien tichtrên mảnh đất mà mẹ tôi đã qua đời có đúng không?Trong luật có quy định không phân chia diện tích đất cho người cháu trai làm phần thờ cúng được không? Khi 3 ngươi còn lại không thống nhất với ý kiến của người con trai trưởng? (Thanh Tùng - Quảng Ninh)

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Văn Nam - Tổ tư vấn pháp luật thừa kế - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Thứ nhất, về việc hiệu lực của biên bản phân chia tài sản

Theo như thông tin bạn cung cấp thì trước khi mẹ bạn qua đời đã họp gia đình và có biên bản phân chia đất cho các con, biên bản đó không có công chứng chứng thực, chỉ có chứng kiến của người làm chứng và trưởng thôn.Tuy nhiên theo quy định tại Điều 121 Bộ Luật dân sự 2005 thì biên bản họp gia đình sẽ là một giao dịch dân sự. Và theo quy định tại Điều 124BLDS 2005 thì giao dịch dân sự này phải được thể hiện bằng văn bản và có công chứng chứng thực, phải đăng ký, xin phép thì phải tuân thủ theo quy định của pháp luật đó. Trường hơp của bạn, biên bản họp gia đình cần phải được lập bằng văn bản và có công chứng chứng thực của cơ quan có thẩm quyền thì biên bản họp gia đình đó mới có hiệu lực pháp luật.

"Điều 121.Giao dịch dân sự

Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

Điều 124. Hình thức của giao dịch dân sự

1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu được coi là giao dịch bằng văn bản.

2. Trong trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản, phải có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó".

Do biên bản của mẹ bạn không thực hiện thủ tục công chứng chứng thực nên biên bản đó không có hiệu lực pháp luật theo quy định tại Điều 134 Bộ Luật dân sự năm 2005.

"Trong trường hợp pháp luật quy định hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch mà các bên không tuân theo thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, Toà án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác quyết định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một thời hạn; quá thời hạn đó mà không thực hiện thì giao dịch vô hiệu".

Thứ hai về việc tự ý phân chia đất của người con trưởng

Do biên bản phân chia đất của mẹ bạn bị vô hiệu cho nên sau khi me bạn mất phần đất đó sẽ được chia thừa kế theo pháp luật, người con trưởng không có bất kì quyền gì trong việc phân chia này. Việc người con này tự ý phân chia di sản là không đúng quy định của pháp luật. Điều 676 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về Người thừa kế theo pháp luật như sau:

"1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản".

Căn cứ vào quy định trên thì người cháu, tức con trai của người con trưởng sẽ không được chia thừa kế vì đang còn những người thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất. Để bảo vệ quyền lợi của mình, theo chúng tôi bạn nên yêu cầu Tòa án chia di sản là phần đất là mẹ bạn để lại. Khi đó, Tòa án sẽ hủy bỏ việc phân chia của người con trai trưởng và tiến hành phân chia thừa kế theo pháp luật.

Khuyến nghị:
  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật thừa kế mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.