-->

Tư vấn về tranh chấp liên quan đến lối đi chung

Chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có lối đi ra, có quyền yêu cầu một trong những chủ sở hữu bất động sản liền kề dành cho mình một lối đi ra đến đường công cộng...

Hỏi: Tôi và vợ có mua một lô đất của bà nội, khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì vợ tôi đứng tên chủ quyền. Vì lô đất vợ chồng tôi mua nằm bên trong và bà nội cũng đồng ý cho một lối đi ngang trước lô đất của bà nên khi mua tôi có viết tay một tờ giấy thỏa thuận ghi rõ :"Vì lô đất của cháu tôi nằm bên trong nên tôi cho cháu tôi 3m ngang làm đường đi ngang lô đất của tôi và vì là lối đi chung nên tôi không khiếu kiện "( bà nội đã ký tên nhưng chỉ làm một bản). Khi giấy tờ hoàn tất thì tôi có trán bê tông 2m ngang qua lô đất của nội nhưng ông bác (con nội) không cho nói tôi lấn đất bác và khi Bà nội chuyển quyền sử dụng đất qua cho bác thì bác đi ra xã khiếu nại tôi với lý do: tôi lấn đất bác và bà nội xác nhận chỉ bán đất chứ không làm giấy thỏa thuận gì cả. Xin Luật sư tư vấn, tôi phải xử lý như thế nào? Tờ giấy thỏa thuận Bà Nội tôi ký có giá trị phá lý không? (Nguyễn Hải Nam – Thanh Hóa)

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Trần Thu Trang - Tổ tư vấn pháp luật bất động sản của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Điều 275 BLDS 2005 quy định về quyền về lối đi qua bất động sản liền kề như sau:

"1. Chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có lối đi ra, có quyền yêu cầu một trong những chủ sở hữu bất động sản liền kề dành cho mình một lối đi ra đến đường công cộng; người được yêu cầu có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó. Người được dành lối đi phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản liền kề, nếu không có thoả thuận khác.

Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.

2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thoả thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định.

3. Trong trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù."

Theo quy định trên,nếu bạn chứng minh được bất động sản của bạnbị vây bọc bởi các bất động sản khác mà không có lối đi ra thì bạn cóquyền yêu cầu một trong những chủ sở hữu bất động sản liền kề dành cho mình một lối đi ra đến đường công cộng và người được yêu cầu cónghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó. Như vậy, trong trường hợp gia đình bạn không có lối đi ra và đã yêu cầu bác bạn dành một lối đi cho gia đình bạn thì bác bạn có nghĩa vụ phải thực hiện yêu cầu đó mà không có quyền từ chối.

* Điều kiện pháp lý của giao dịch dân sự

Điều 122 BLDS 2005 quy định vềđiều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự:

"1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự; b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội; c) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.

2. Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định."

Theo như bạn trình bày thì khi bạn mua đất, bạn và bà đã có giấy tờ thỏa thuận về lối đi chung. Nhưnghiện tại thì mảnh đất có chứa lối đi chung này đã được chuyển nhượng cho bác bạn; do đó giấy tờ thỏa thuận này không còn giá trị pháp lý nữa (vi phạm điểm a Khoản 1 Điều 122 BLDS). Tuy nhiên, dù giấy tờ thỏa thuận về lối đi chung giữa bà và bạnkhông còn giá trị pháp lý thì bác bạn vẫn có nghĩa vụ phải dành cho gia đình bạn một lối đi nếu bạn chứng minh được đất của bạn đã bị vây bọc bởi các mảnh đất khác mà không có lối đi ra.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật bất động sản mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.