-->

Tư vấn về sở hữu nhà ở?

Tôi là người Việt Nam sống và làm việc ở Đức. Vào đầu năm, nhân dịp về thăm gia đình tôi đã mua đất ở khu đô thị Minh Phương ở Việt Trì, Phú Thọ của người ở Việt Trì có nhu cầu bán.

Hỏi:Tôi là người Việt Nam sống và làm việc ở Đức. Vào đầu năm, nhân dịp về thăm gia đình tôi đã mua đất ở khu đô thị Minh Phương ở Việt Trì, Phú Thọ của người ở Việt Trì có nhu cầu bán.Đất đã làm sổ đỏ năm 2015và được làm công chứng pháp lý mua bán tại tỉnh xong đem nộp hồ sơ cho thành phố phòng quản lý nhà đất để làm chuyển quyền sử dụng. Sau khi xem xét hồ sơ được trả lời trường hợp của tôi là không được cấp. Theo quy định mới tại điều 5 Nghị định 99/2015/ND-CP có hiệu lực từ ngày 10/12/2015 tôi có được cấp quyền sở hữu nhà ởkhông ạ? (Minh Long - Phú Thọ)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198 Luật gia Nguyễn Thanh Hương - Tổ tư vấn pháp luật bất động sản Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Thanh Hương - Tổ tư vấn pháp luật bất động sản Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Theo như bạn trình bày, chúng tôi hiểu bạn là người Việt Nam định cư ở nước ngoài và vẫn giữ quốc tịch Việt Nam.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 186 Luật Đất đai 2013 có nêu:

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng có quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở thì có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.

Theo căn cứ tại Điều 8 Luật nhà ở 2014 quy định về Điều kiện được công nhận quyền sở hữu nhà ở có quy định:

1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước; đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam; đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì phải có đủ điều kiện quy định của Luật này.

2. Có nhà ở hợp pháp thông qua các hình thức sau đây:

a) Đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước thì thông qua hình thức đầu tư xây dựng, mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở và các hình thức khác theo quy định của pháp luật;

b) Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì thông qua hình thức mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản (sau đây gọi chung là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản); mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật;

c) Đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì thông qua các hình thức quy định của Luật này.

Khoản 2 Điều 5 Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định:

Điều 5. Giấy tờ chứng minh đối tượng được sở hữu nhà ở
2. Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải có giấy tờ theo quy định sau đây:
a) Trường hợp mang hộ chiếu Việt Nam thì phải còn giá trị và có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu;
b) Trường hợp mang hộ chiếu nước ngoài thì phải còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu và kèm theo giấy tờ chứng minh còn quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ xác nhận là người gốc Việt Nam do Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan quản lý về người Việt Nam ở nước ngoài cấp hoặc giấy tờ khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Như vậy, để có thể sở hữu nhà ở tại Việt Nam, bạn phải được được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép nhập cảnh vào Việt Nam với giấy tờ chứng minh (hộ chiếu) có giá trị.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật bất động sản mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.